Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học thì việc thành lập các Viện nghiên cứu tư nhân là điều kiện cần thiết. Vậy khi thành lập Viện nghiên cứu tư nhân cần phải làm gì? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề ” Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học tư nhân ” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13;
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/1/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN;
- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN;
- Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường KH&CN;
Viện nghiên cứu là gì?
Theo quy định tại Luật khoa học công nghệ quy định thì:
– Viện nghiên cứu là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
– Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép Viện nghiên cứu
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ (nơi đặt địa điểm kinh doanh)
Điều kiện thành lập Viện nghiên cứu do Sở khoa học và công nghệ
Về nhân sự:
Tối thiểu một viện nghiên cứu phải có 01 tiến sĩ có bằng cấp liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Viện và 5 nhân viên làm việc tại Viện, trình độ chuyên môn của các thành viên là phải tốt nghiệp đại học trở lên. Có ít nhất 2/3 thành viên hoạt động chính thức tại viện (trong có có tiến sĩ bắt buộc phải làm việc chính thức);
Về địa chỉ: phải có hợp đồng thuê mặt bằng kèm theo bản sao chứng thực giấy tờ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực;
Về vốn: Viện phải có vốn điều lệ thể hiện qua văn bản góp vốn và tài khoản ngân hàng chứng minh đủ kinh phí cho hoạt động của Viện
Các hình thức hoạt động khi xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu tư nhân
Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:
– Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
– Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;
– Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học tư nhân
Bước 1: Kiểm tra giấy tờ pháp lý, thực địa cơ sở và hướng thiết kế bố trí cơ sở;
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ;
Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo mẫu;
– Quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
– Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ;
– Điều lệ tổ chức và hoạt động đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập phê duyệt;
– Tài liệu chứng minh có đủ nhân lực và cơ sở vật chất – kỹ thuật theo quy định của pháp luật để hoạt động khoa học và công nghệ như Bằng cấp của các nhân sự, hợp đồng thuê trụ sở kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tranh thiết bị phục vụ cho cơ sở; Bảng kê khai cơ sở vật chất – kỹ thuật.
Số lượng hồ sơ 2 bản
Bước 3: Hướng dẫn khách hàng nội dung buổi báo cáo phê duyệt quyết định thành lập viện;
Bước 4: Nhận kết quả và hướng dẫn khách hàng các nội dung sau khi nhận giấy phép.
Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học tư nhân của Luật Đại Nam
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc hoạt động tại Việt Nam .
- Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
- Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ;
- Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận kết quả Giấy phép;
- Bàn giao Giấy chứng nhận và một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học tư nhân” Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Điều kiện xin Giấy phép Lữ Hành nội địa
- Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính