Thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp bị giải thể là thủ tục mà các doanh nghiệp quan tâm khi doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động. Thủ tục này phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Bài viết này của Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về trình tự, thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp bị giải thể theo quy định pháp luật.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp
Khi nào doanh nghiệp bị giải thể
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Nghĩa vụ doanh nghiệp bị giải thể
Nghĩa vụ doanh nghiệp bị giải thể được quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Doanh nghiệp giải thể có được hoàn thuế không ?
Trình tự thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp bị giải thể
Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp
Bước 2: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
Bước 4: Tiến hành định giá tài sản
Để đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, hội đồng thanh lý có thể dựa trên các yếu tố như: sổ theo dõi chế độ bảo hành, những hỏng hóc gặp phải trong quá trình sử dụng và số lần bảo trì, sửa chữa tài sản; mức độ tiêu hao nhiên liệu; và mức độ cần thiết của tài sản đó.
Trường hợp việc xác định giá trị tài sản quá phức tạp, Hội đồng thanh lý không đủ khả năng hoặc thời gian để thực hiện thì có thể thuê tổ chức thẩm định giá tài sản thực hiện việc thẩm định giá tài sản.
Kết quả định giá phải được lập thành văn bản.
Bước 5: Ra quyết định lựa chọn hình thức xử lý tài sản
Những hình thức xử lý có thể là
- Bán đấu giá tài sản.
- Chỉ định người mua.
- Thông báo bán công khai, tự tìm kiếm người mua.
Bước 6: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản
Hồ sơ thanh lý tài sản bao gồm biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản định giá tài sản, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (hợp đồng, hóa đơn bán hàng ), thực hiện các bút toán kế toán có liên quan (ghi giảm giá trị tài sản, ghi tăng tài khoản tiền mặt, tiền ngân hàng …)
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mức thuế doanh nghiệp phải nộp khi thanh lý tài sản“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại
- Thủ tục Thành lập doanh nghiệp khai thác khoáng sản
- Thành lập doanh nghiệp cần những giấy tờ gì?