Thủ tục thu hồi đất trồng lúa như thế nào?

by Nguyễn Thị Giang

Đất đai thuộc quản lý của Nhà nước. Do đó, nếu có nhu cầu sử dụng đất thì các cá nhân, tổ chức sẽ được Nhà nước trao đất thông qua việc giao đất và cho thuê. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thế sẽ bị thu hồi lại đất đang sử dụng trong một số trường hợp. Qua bài viết này Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung: Thủ tục thu hồi đất trồng lúa như thế nào?

Thủ tục thu hồi đất trồng lúa như thế nào?

Thủ tục thu hồi đất trồng lúa như thế nào?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Thu hồi đất là gì?

“Thu hồi đất”, hiểu theo khái niệm được quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì đó là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013 thì việc thu hồi đất chỉ diễn ra nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  •   Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng. Ví dụ thu hồi đất để làm căn cứ quân sự, bãi tập bắn quân sự hoặc thu hồi đất để làm đường giao thông, làm trường học, bệnh viện…
  •  Thu hồi đất do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất hoặc thu hồi đất nhằm di dời người dân khỏi khu vực có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật.

Đất trồng lúa là gì?

Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:

  • Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
  • Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

3. Quy định về thẩm quyền thu hồi đất trồng lúa

3.1 Thu hồi đất trồng lúa như thế nào

Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất trồng lúa như sau:

 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định việc thu hồi đất đối với các trường hợp sau:

  • Trường hợp việc thu hồi đất là đối với tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ những trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
  •  Trường hợp việc thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp việc thu hồi đất thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  •  Trường hợp việc thu hồi đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất chỉ có UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện mới, như vậy đối với trường hợp của bạn thì UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất trồng lúa. Tuy nhiên việc ra quyết định thu hồi đất có đúng hay không còn phụ thuộc vào trường hợp mảnh đất nhà bạn có thuộc trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật hay không.

Căn cứ theo Mục 1 chương IV Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể về các trường hợp thu hồi đất và trưng dụng như sau:

  •  Thu hồi đất vì mục đích Quốc phòng An ninh;
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích Quốc gia, công cộng;
  •  Thu hồi đất do người đang sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do có căn cứ chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định pháp luật, hoặc người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Trường hợp nhà nước thu hồi đất trồng lúa

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. 

Những trường hợp nhà nước được phép thu hồi đất trồng lúa là:

  • Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
  • Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng để thực hiện dự án
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật
  • Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Như vậy, có 05 trường hợp nhà nước được phép thu hồi đất trồng lúa.

Thủ tục thu hồi đất trồng lúa như thế nào?

 Thông báo thu hồi đất

Trước khi có quyết định thu hồi đất; chậm nhất là 90 ngày (đối với đất nông nghiệp) và 180 ngày (đối với đất phi nông nghiệp) cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; phải thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi (kế hoạch thu hồi, điều tra; khảo sát, đo đạc, kiểm đếm).

Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất bị thu hồi; đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.

Nếu sau khi đã ra thông báo thu hồi theo đúng thủ tục mà người có đất bị thu hồi đồng ý; thì UBND cấp có thẩm quyền sẽ ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

 Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng và người sử dụng đất có đất bị thu hồi triển khai kế hoạch thu hồi đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thống kê nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư.

Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp thì UBND cấp xã; Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tiến hành vận động; thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động; thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành; thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm và tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm. Việc tiến hành cưỡng chế phải đúng theo trình tự; thủ tục do pháp luật quy định.

Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư  

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ; tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất; trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất; tài sản trên đất.

Công việc tiếp theo là lấy ý kiến nhân dân và hoàn chỉnh đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cụ thể như sau:

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến; tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi; đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã; địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã; đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản; ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý; không đồng ý; ý kiến khác. Phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi; đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu; hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện

UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ; tái định cư cùng ngày với ra quyết định thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng có trách nhiệm:

  • Phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ; tái định cư đến từng người có đất thu hồi; trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có); thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng.

Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường; hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

  • Trường hợp cơ quan; tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường; hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường; hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
  • Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường; hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật; thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất; mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường; hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước; chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất.

 Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.

Trường hợp người có đất bị thu hồi không bàn giao mặt bằng; thì bị cưỡng chế thu hồi đất. Việc cưỡng chế phải được thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488