Hướng dẫn ly hôn có yếu tố nước ngoài

by Vũ Khánh Huyền

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài có một số điểm khác so với thủ tục ly hôn trong nước. Hiện nay việc ly hôn có yếu tố nước ngoài có nhiều khó khăn và vướng mắc. Tuy nhiên đã có sự thống nhất về quy định của pháp luật. Luật Đại Nam xin hướng dẫn ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành và những lưu ý khi thực hiện để quý khách hàng tham khảo.

Hướng dẫn ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hướng dẫn ly hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình
  • Luật tố tụng dân sự

Các trường hợp được quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp cụ thể như:

  • Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết ly hôn được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 123, Khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các Điều 28, 35, 37, 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Căn cứ theo theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh

Như vậy, đa số các yêu cầu giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thường thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.

Một số trường hợp đặc biệt trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

  • Trường hợp các yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài nhưng đương sự, tài sản đều ở Việt Nam, không phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp quốc tế.
  • Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Luật áp dụng

  • Việc giải quyết ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Cụ thể là theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 và các văn bản liên quan.
  • Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
  • Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Trình tự, thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ xin ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các tài liệu:

  • Đơn xin ly hôn.
  • Bản sao Giấy CMND hoặc giấy chứng thực cá nhân (Hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân); Hộ khẩu (có sao y bản chính);
  • Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày rõ trong đơn kiện;
  • Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);
  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp);
  • Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;
  • Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Bước 2: Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người nộp đơn. Người nộp đơn nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi viện kiểm sát cùng cấp và bị đơn (người có liên quan).

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục pháp luật quy định.

Lưu ý: Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường, Công đoàn cơ quan,…). Trên thực tế Tòa án sẽ mở phiên hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.

Thời hạn giải quyết

Tùy vào từng vụ việc cụ thể mà thời hạn giải quyết khác nhau. Trên cơ sở luật định thì thời hạn chuẩn bị xét xử là từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; Thời hạn mở phiên tòa từ 01 – 02 tháng kể từ ngay có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

>> Xem thêm: Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành

Án phí

Trường hợp ly hôn thuận tình có tài sản chung và vợ chồng đã được thoả thuận thì sẽ không phải nộp án phí chia tài sản theo giá ngạch. Như vậy lệ phí ly hôn đồng thuận hai vợ chồng phải nộp là 300.000 đồng theo quy định của Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH

Đối với ly hôn đơn phương

Đối với trường hợp đơn phương ly hôn tiền án phí mà vợ chồng phải nộp khi thực hiện thủ tục ở Tòa án cấp sơ thẩm sẽ được xác định hai trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Toà án chỉ giải quyết quan hệ hôn nhân

Trường hợp này chỉ cần phải đóng án phí ly hôn không có giá ngạch với mức án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.

– Trường hợp 2: Toà án giải quyết quan hệ hôn nhân, tài sản, con chung

Đối với vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản (có ngạch) thì án phí được xác định theo giá trị tài sản như sau:

  • Tài sản dưới 6.000.000 đồng: 300.000 đồng.
  • Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
  • Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng.
  • Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng.
  • Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.
  • Tài sản trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Ngoài ra còn có Lệ phí ủy thác tư pháp xác minh ra nước ngoài là 200.000 đồng. (tùy thuộc vào từng trường hợp).

Dịch vụ giải quyết tranh chấp ly hôn của Luật Đại Nam

Giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

  • Tư vấn xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
  • Tư vấn nguyên tắc chia tài sản chung vơ chồng
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản chung
  • Tư vấn về thỏa thuận chia tài sản chung
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản khi ly hôn
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản sau ly hôn
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp chia tài sản khi ly hôn
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản SAU ly hôn
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp chia tài sản là quyền sử dụng đất
  • Tư vấn chia tài sản chung có yếu tố nước ngoài
  • Xác định về các khoản nợ chung, nợ riêng của vợ chồng
  • Tư vấn trách nhiệm liên đới các khoản nợ chung của vợ chồng
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp nợ chung
  • Đại diện cho khách hàng làm việc với các bên liên quan tới việc chia tài sản chung
  • Luật sư tham gia phiên tòa xét xử vụ việc ly hôn để bảo vệ quyền lợi của vợ hoặc chồng khi có tranh chấp tài sản khi ly hôn
  • Luật sư tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

 Giải quyết tranh quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng

  • Tư vấn về điều kiện nuôi con sau ly hôn
  • Tư vấn về cấp dưỡng nuôi con
  • Tư vấn giành quyền nuôi con: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ có lợi để giành quyền nuôi con khi ly hôn; Hỗ trợ khách hàng giành quyền nuôi; Tư vấn về điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (thay đổi quyền nuôi con)
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con
  • Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp cụ thể

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hướng dẫn ly hôn có yếu tố nước ngoài”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488