Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính vào giá cả hàng hóa, dịch vụ. Do đó, người tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu thuế GTGT.
Nội Dung Chính
Thuế Giá trị gia tăng là gì?
Căn cứ theo Điều 2, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, thuế GTGT là khoản thuế chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm, không áp dụng đối với toàn bộ giá trị của hàng hóa, dịch vụ.
Về bản chất, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và người mua hàng sẽ là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ đóng vai trò là người thay thế người mua hàng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Đối tượng chịu thuế GTGT và người nộp thuế GTGT là khai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Trên thực tế, theo quy định đây là hai thuật ngữ hoàn toàn tách biệt.
Ai phải đóng thuế GTGT?
Căn cứ theo Điều 4, Luật Giá trị gia tăng năm 2008 (hướng dẫn, sửa đổi bởi Điều 2, Nghị định 209/2013/NĐ-CP), quy định người nộp thuế bao gồm các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (người nhập khẩu).
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì đối tượng mua dịch vụ là người nộp thuế.
Khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải tính thuế GTGT và thu thuế GTGT từ người tiêu dùng cuối cùng. Sau đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh này phải nộp thuế GTGT cho Nhà nước.
Ví dụ: Một doanh nghiệp bán một chiếc điện thoại với giá 10 triệu đồng, trong đó thuế GTGT là 1 triệu đồng. Người tiêu dùng cuối cùng phải trả 10 triệu đồng cho doanh nghiệp, trong đó 1 triệu đồng là thuế GTGT. Doanh nghiệp sẽ nộp 1 triệu đồng thuế GTGT cho Nhà nước.
Như vậy, người nộp thuế GTGT sẽ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã hay một số pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
- Các tổ chức kinh tế thuộc tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc của cá nhân không cư trú tại Việt Nam, thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
- Hành nghề độc lập đối với một số ngành nghề, lĩnh vực được pháp luật cho phép.
- Là đại lý bán đúng giá đối với: Đại lý xổ số, đại lý Bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp.
- Hợp tác xã kinh doanh với tổ chức.
- Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản không đủ điều kiện miễn thuế, làm muối.
Lưu ý: Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này áp dụng theo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một số trường hợp người tiêu dùng cuối cùng không phải chịu thuế :
- Người tiêu dùng cuối cùng là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được miễn thuế GTGT.
- Người tiêu dùng cuối cùng mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Người tiêu dùng cuối cùng mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không phải nộp thuế GTGT.
Kết luận:
Người tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu thuế GTGT, nhưng người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
• Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng
• Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân
• Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
• Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu
• Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm
Thông tư 79/2022 về thuế thu nhập cá nhân