Thuế gtgt hàng nhập khẩu có được hoàn không? Điều kiện được hoàn thuế hàng nhập khẩu như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Để hiểu rõ hơn về hoàn thuế GTGT là gì cần nắm được thuế GTGT là thuế gì. Thuế GTGT (viết tắt VAT) chính là thuế giá trị gia tăng (GTGT), là loại thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế VAT được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ
Trường hợp và quy định về hoàn thuế GTGT
Các trường hợp và quy định về hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu bao gồm:
a. Hàng nhập khẩu để bán hoặc sử dụng trong nước:
Doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT đầu vào khi nhập khẩu loại hàng hóa này. Khi bán ra hoặc sử dụng cho mục đích kinh doanh, doanh nghiệp có thể yêu cầu hoàn thuế GTGT nếu đạt các điều kiện như:
- Có giấy phép kinh doanh, chứng nhận đầu tư hợp pháp
- Đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Có sổ kế toán, chứng từ kế toán theo luật
- Có tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
b. Hàng nhập khẩu rồi xuất khẩu:
Theo Nghị định số 100/2016-NĐ-CP, doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT cho trường hợp này, bao gồm cả hàng hóa không xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo luật.
c. Hàng nhập khẩu để sản xuất gia công hàng xuất khẩu:
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể được hoàn thuế GTGT hoặc không. Các trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất gia công xuất khẩu theo hợp đồng với bên nước ngoài:
Theo Điều 20 Nghị định số 100/2016-NĐ-CP, doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT cho nguyên liệu này.
d. Hàng nhập khẩu nộp thừa, nộp nhầm thuế
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa có thể gặp trường hợp đã nộp số tiền thuế GTGT lớn hơn số tiền phải nộp, hoặc đã nộp mà không cần phải nộp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn lại số tiền thuế GTGT đã nộp thừa, nộp nhầm, tùy theo:
- Đối với người nhập khẩu đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: số tiền thuế đã nộp thừa, nộp nhầm được tính vào số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Nếu hàng hóa nhập khẩu thông qua ủy thác: bên nhận ủy thác được khấu trừ thuế.
- Đối với người nhập khẩu không đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: số tiền thuế đã nộp thừa, nộp nhầm được hoàn lại cho người nhập khẩu. Nếu hàng hóa nhập khẩu thông qua ủy thác: bên nhận ủy thác là bên được hoàn thuế.
e. Hàng nhập khẩu tái xuất trả chủ hàng
Theo Tổng cục Hải quan, đối với doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu nhưng sau đó xuất trả hàng cho chủ hàng nước ngoài
- Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký trước ngày 01/07/2016: cơ quan Hải quan sẽ xử lý số tiền thuế GTGT nộp thừa theo Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13. Theo đó, người nộp thuế có thể bù trừ, trừ vào lần nộp tiếp theo hoặc hoàn trả số tiền thuế nộp thừa khi không còn nợ tiền thuế.
- Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/07/2016 đến 01/02/2018: doanh nghiệp không được hoàn thuế mà phải khấu trừ thuế khi có đủ các chứng từ liên quan và đáp ứng được các điều kiện về cơ sở dữ liệu, thời gian, hình thức xuất trả.
Điều kiện để được hoàn thuế GTGT
Để được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện và làm các thủ tục sau:
Có hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (nếu là trường hợp gia công hàng hóa), cung cấp dịch vụ cho bên nước ngoài.
Nếu là trường hợp ủy thác xuất khẩu: cần có hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hoặc biên bản đối chiếu công nợ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu, trong đó ghi rõ:
- Số lượng, loại, giá trị hàng ủy thác đã xuất khẩu;
- Số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu với nước ngoài;
- Số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận ủy thác xuất khẩu;
- Số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận ủy thác xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu;
- Số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu.
Có tờ khai hải quan cho hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan.
Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới dạng tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải tuân theo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường. Các trường hợp sau không cần có tờ khai Hải quan:
- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.
- Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay).
-
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng hoặc thanh toán coi như qua ngân hàng (quy định tại Khoản 3 Điều 16 TT219/2013-TT/BTC)
- Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn đối với tiền gia công của hàng hóa gia công.
Kết luận
Thuế gtgt hàng nhập khẩu có được hoàn không là việc doanh nghiệp nhâp khẩu cần lưu tâm về việc này. Để được tư vấn chuyên sâu nhất trong lĩnh vực hoàn thuế. vui lòng Liên hệ Hotline Luật Đại Nam
DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
- Tư vấn kế toán thuế
- Dịch vụ báo cáo thuế
- Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Dịch vụ làm sổ sách kế toán
- Quyết toán thuế cho doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật về thuế cho công ty có vốn nước ngoài
Mọi vướng mắc liên quan vui lòng Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Dấu hiệu vi phạm thuế
- Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế xử lý thế nào?
- Thuế GTGT của hàng biếu tặng quy định thế nào?
- Thuế GTGT khấu trừ là gì?
- Báo cáo thuế hộ kinh doanh cá thể như thế nào?