Thuế GTGT phải nộp là gì? Đối tượng không chịu và chịu thuế GTGT? Công thức tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu tất cả vấn đề liên quan đến thuế GTGT tại bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Căn cứ Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 có hiệu lực ngày 01/01/2009 (sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014, 2016);
- Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT;
- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP.
THUẾ GTGT LÀ GÌ ?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TÍNH THUẾ
– Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ.
– Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư.
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hoá đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hoá đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn); tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
CÁCH TÍNH SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
– Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ.
– Trường hợp những hoá đơn đặc thù như tem, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết, trên hoá đơn có thể hiện giá đã bao gồm thuế GTGT thì phải tách thuế theo công thức sau:
Giá chưa thuế = Giá thanh toán (tiền bán tem, vé)/(1 + thuế suất (%))
Từ công thức trên ta có kết quả:
- Nếu ra số dương tức là: đầu vào > đầu ra: thì số thuế này được khấu trừ và sẽ chuyển sang kỳ sau.
- Nếu ra số âm tức là: đầu vào < đầu ra: thì số này doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Ngày 20/07/202 Công ty Luật Đại Nam tiến hành tính thuế GTGT phải nộp cho kỳ thuế quý 2/2023 biết tổng thuế GTGT đầu vào là 30.000.000đ, tổng thuế GTGT đầu ra là 50.000.000đ, số thuế GTGT còn được khấu trừ ở quý 1/2023 chuyển sang là 10.000.000đ. Như vậy:
Số thuế GTGT phải nộp = 50.000.000 – 30.000.000
= 20.000.000đ
Nhưng do Quý 1/2023 Công ty còn thuế GTGT được khấu trừ là 10.000.000đ
- Số thuế GTGT phải nộp Quý 2/2018 = 20.000.000 – 10.000.000
= 10.000.000đ
KHẤU TRỪ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU VÀO
Đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Mức khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng, như sau:
– Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất và kinh doanh chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ;
– Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được dùng đồng thời cho sản xuất và kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa chịu thuế;
– Với trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông – lâm – thủy sản chưa qua chế biến mà không có hóa đơn thì được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) được quy định theo từng hoạt động cụ thể. Tương ứng với các mức 3% và 5%
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng VAT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng nào thì được kê khai xã định trong tháng đó
Căn cứ để xác định thuế đầu vào được khấu trừ
– Đối với hàng hóa hay dịch vụ mua vào là số tiền thuế GTGT trên hóa đơn mua;
– Đối với hàng xuất nhập khẩu là số tiền thuế GTGT đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế hàng xuất khẩu;
– Đối với hàng hóa là nông – lâm – thủy sản chưa chế biến được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) trên giá trị mua vào là giá thực tế được kê vào bản kê hàng hóa mua do cơ quan thuế hướng dẫn;
– Đối với hàng hóa mua vào là loại đặc thù được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế thì được căn cứ vào chứng từ đó để tính thuế đầu vào được khấu trừ.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Thuế GTGT phải nộp là gì? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM