Vé máy bay là một loại dịch vụ vận tải đặc biệt nên thuế suất vé máy bay cũng đặc biệt. Rất nhiều người và thậm chí cả những bạn thường xuyên đi máy bay có vẻ còn lang mang khi nói về thuế suất vé máy bay. Có những trường hợp bạn sẽ thắc mắc tại sao có vé máy bay ghi mức thuế suất 10% mà lại có những vé máy bay ghi thuế suất 0%? Ngay trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu những quy định về thuế GTGT vé máy bay.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC
- Luật thuế GTGT
Nội Dung Chính
Khái niệm Thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Đối tượng chịu thuế GTGT
Căn cứ theo Điều 2, Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là tất cả các hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng, mua bán tại Việt Nam trừ một số đối tượng không chịu thuế GTGT.
Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013 Bộ Tài chính đã cụ thể hóa danh mục chi tiết 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng. Theo đó, các nhóm chủ yếu được phân như sau:
- Sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ của ngành nông nghiệp;
Ví dụ:
>> Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua chế biến (gạo, thịt, cá…);
>> Các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp (dịch vụ tưới, tiêu nước, cày, bừa…);
>> Giống vật nuôi, giống cây trồng, phân bón;
>> Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm muối…
- Nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế theo cam kết quốc tế;
Ví dụ: Hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu có mục đích nhân đạo, viện trợ, hỗ trợ mang tính xã hội, không hoàn lại.
- Hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho xã hội;
Ví dụ:
>> Các loại bảo hiểm (bảo hiểm sức khỏe, tài sản, vật nuôi…);
>> Dịch vụ y tế, thú y, dạy học, dạy nghề, dịch vụ tang lễ, dịch vụ duy trì đường phố, chiếu sáng công cộng…
- Nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT để phù hợp với thông lệ quốc tế;
Ví dụ:
>> Dịch vụ tín dụng, cho thuê tài chính;
>> Các hoạt động chuyển nhượng vốn;
>> Kinh doanh chứng khoán;
>> Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam;
>> Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
>> Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu;
>> Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và giữa các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nhau.
- Nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế vì đó là hàng hóa, dịch vụ do nhà nước trả tiền;
Ví dụ: vũ khí phục vụ quốc phòng an ninh, phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp…
Không chịu thuế vì một số mục đích kinh doanh khác như: dịch vụ, hàng hóa của hộ kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống hoặc chuyển giao quyền sử dụng đất, chuyển giao công nghệ tin học…
Các mức thuế suất thuế GTGT
Thuế suất thuế giá trị gia tăng là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đang được áp dụng hiện nay là: 0%, 5% và 10%.
STT | Mức thuế suất GTGT | Đối tượng áp dụng |
1 | 0% | Mức thuế áp suất dụng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế |
2 | 5% | Mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp |
3 | 10% | Mức thuế suất áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác |
Lưu ý: Theo chủ trương của Quốc hội có tại Nghị quyết 101/2023/QH15 thì việc giảm thuế GTGT năm 2023 sẽ thực hiện theo Nghị quyết 43/2022/QH15.
Cụ thể, việc giảm thuế GTGT năm 2023 sẽ thực hiện theo điểm a, khoản 1.1 Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Theo đó, mức thuế suất thuế GTGT sẽ giảm từ 10% xuống còn 8%.
Tuy nhiên, việc giảm thuế không áp dụng với nhóm hàng hóa sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất và các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
>>>>Tìm hiểu thêm: Quy định giảm thuế gtgt 2023
Thuế suất thuế GTGT vé máy bay
Cách tính giá vé máy bay nội địa của các hãng hàng không
Công thức tính giá vé máy bay nội địa của các hãng hàng không:
Giá vé máy bay phải trả | = | Giá net vé máy bay | + | Thuế GTGT 10% | + | Lệ phí sân bay | + | Phí quản trị | + | Phí dịch vụ thanh toán vé |
Ví dụ: Đối với giá vé máy bay 1 chiều từ Hồ Chí Minh tới Hà Nội của Vietjet
– Giá net chưa bao gồm thuế = 1.260.000 đ
– Thuế GTGT = 1.260.000 * 10% = 126.000 đ
– Lệ phí sân bay = 60.000 đ
– Phí quản trị của Vietjet = 33.000 đ
– Phí thanh toán qua thẻ Visa hoặc nội địa = 50.000 đ
Vậy tổng tiền vé bạn phải bỏ ra = 1.529.000 đ
Nếu chi phí vé máy bay được chứng minh là hợp lệ và có đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ, ta hạch toán như sau:
Nợ TK 641 / 642: giá net + các loại thuế và lệ phí
Nợ TK 133: thuế GTGT 10% theo giá net
Có TK 111 / 112
Cách tính giá vé máy bay quốc tế của các hãng hàng không
Công thức tính giá vé máy bay quốc tế của các hãng hàng không
Giá vé máy bay phải trả | = | Giá net vé máy bay | + | Phụ thu xăng dầu (Phí quản trị) | + | Phụ thu dịch vụ xuất vé | + | Phí phục vụ | + | Phí soi chiếu an ninh | + | Phí/Thuế của quốc gia bay đến quy định |
Ví dụ: Đối với giá vé máy bay 1 chiều từ Hà Nội tới Thái Lan của Vietnam Airlines
-Giá net chưa bao gồm thuế = 2.011.000 đ
– Phụ thu hành khách = 447.000 đ
– Phụ thu dịch vụ bán vé = 157.000 đ
– Phí dịch vụ nội địa = 70.000 đ
– Phí dịch vụ quốc tế = 358.000 đ
– Phí dịch vụ soi chiếu an ninh hành khách và hành lý (C4) = 44.000 đ
– Phí khác = 23.000 đ
Vậy tổng tiền vé bạn phải bỏ ra = 3.110.000 đ
Đối với vé máy bay quốc tế có điểm khác so với vé máy bay nội địa. Đó chính là mức thuế suất mà hai loại vé này phải chịu.
Theo khoản 1 điều 6 của Nghị định số 219/2013/NĐ-CPP về thuế giá trị gia tăng:
“Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm đ Khoản này.”
Ở đây, vé máy bay quốc tế thuộc loại vận tải quốc tế nên thuế suất bằng 0%, giá trị của vé máy bay không bao gồm giá trị thuế GTGT.
Nếu chi phí vé máy bay được chứng minh là hợp lệ và có đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ, ta hạch toán như sau:
Nợ TK 641 / 642: giá net + các loại thuế và lệ phí
Có TK 111 / 112
Kết luận:
-Đối với vé máy bay nội địa: Thuế suất thuế GTGT vé máy bay là 10%
-Đối với vé máy bay quốc tế: Áp dụng thuế suất thuế GTGT vé máy bay là 0%
>>Xem thêm:
- Quy định hoàn thuế GTGT
- Điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu
- Các trường hợp không phải kê khai thuế gtgt 2023
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thuế GTGT vé máy bay. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn thuế GTGT của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế GTGT nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục hoàn thuế
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.