Tiền lương của giám đốc công ty TNHH MTV được pháp luật quy định như thế nào? Phương thức trả lương cho giám đốc ra sao? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên như sau:
“Điều 82. Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
…”
Tiền lương của giám đốc công ty TNHH một thành viên có tính chi phí được trừ cho doanh nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:
[…]2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
[…] 2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
[…] d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. […]”
Như vậy, nếu như giám đốc này đồng thời là chủ công ty TNHH 1 thành viên thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp.
Nếu là giám đốc do công ty TNHH 1 thành viên thuê – (dạng hợp đồng lao động) thì vẫn tính chi phí như chi phí lương bình thường của lao động.
>> Xem thêm: Thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất
Tiền lương của giám đốc công ty TNHH 1 thành viên có khấu trừ thuế TNCN không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
[…] 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau: […]
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: […]
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây: […]
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: […]”
– Nếu như giám đốc này là giám đốc thuê (dưới dạng HĐLĐ, không phải chủ sở hữu doanh nghiệp) thì tiền lương này là thu nhập chịu thuế TNCN.
– Nhưng nếu giám đốc này là chủ sở hữu của công ty TNHH thì tiền lương người này nhận được “do người này chi trả cho chính mình”, không phù hợp với nguyên tắc xác định “tiền lương”. Do đó không chịu thuế TNCN.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM