Tinh giản biên chế để tăng nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 như thế nào?

by Hồng Hà Nguyễn

Tinh giản biên chế để tăng nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để cùng làm rõ.

Tinh giản biên chế để tăng nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 như thế nào?

Tinh giản biên chế để tăng nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 104/2023/QH15
  • Nghị quyết 27-NQ/TW 2018

Tinh giản biên chế để tăng nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 như thế nào?

Ngày 10 tháng 11 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.

Tại tiểu mục 1.5 Mục 1 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, Ban chấp hành Trung ương nêu rõ quan điểm chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, tại Mục 4 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 đặt ra giải pháp, nhiệm vụ thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương như sau:

Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương

– Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo… Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại…). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.

Như vậy, việc thể chế hoá và thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII, đặc biệt là việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, tạo nguồn bền vững cho cải cách chính sách tiền lương.

>> Xem thêm: Lương thiếu tá Quân đội từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương được xây dựng dựa trên yếu tố nào?

Bảng lương mới từ 1/7/2024 của CBCCVC và lực lượng vũ trang được chuyển xếp lương khi cải cách tiền lương như thế nào?

Căn cứ tại điểm b khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, theo đó 5 bảng lương mới từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang gồm:

2 bảng lương cán bộ, công chức, viên chức:

+ 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

+ 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang:

+ 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an;

+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;

+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

Như vậy, 5 bảng lương mới từ 1/7/2024 của CBCCVC và lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương sẽ được chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Cán bộ, công chức, viên chức được hưởng khoản phụ cấp nào khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024?

Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ có 8 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức gồm có như sau:

– Phụ cấp kiêm nhiệm;

– Phụ cấp thâm niên vượt khung;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp trách nhiệm công việc;

– Phụ cấp lưu động;

– Phụ cấp theo nghề;

– Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;

– Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Tinh giản biên chế để tăng nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 như thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488