Nội Dung Chính
CÔNG CỤ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT) ONLINE 2023
ĐÃ CÓ VAT HOẶC CHƯA CÓ VAT
Công cụ tính VAT ngược (giá đã có VAT) hoặc tính VAT xuôi (giá chưa có VAT) trực tuyến 2023 giúp khách hàng chuyển đổi nhanh chóng và tiện lợi.
CÁCH TÍNH GIÁ ĐÃ CÓ VAT HOẶC CHƯA CÓ VAT
Công thức tính giá đã có VAT:
* Số tiền trước thuế (gốc) = Số tiền sau thuế/(1 + (%VAT/100))
* Tiền thuế = Số tiền trước thuế (gốc) x %VAT/100
Ví dụ:
Số tiền sau thuế là 12.000.000đ
% VAT là 10
Như vậy, số tiền trước thuế = 12.000.000/(1+10/100) = 10.909.091
Tiền thuế = 10.909.091 x 10/100 = 1.090.909
Công thức tính giá chưa bao gồm VAT:
* Số tiền sau thuế = Số tiền trước thuế (gốc) x (1 + %VAT/100)
Ví dụ:
Số tiền trước thuế là 12.000.000đ
% VAT là 10
Như vậy, số tiền sau thuế = 12.000.000 x (1+10/100) = 13.200.000đ
PHƯƠNG PHÁP, CÔNG THỨC TÍNH THUẾ GTGT
Công thức xác định thuế GTGT
Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Giá tính thuế GTGT
Về nguyên tắc, giá tính thuế GTGT là giá bán ra không bao gồm thuế GTGT.
Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT là 10% có giá bán không bao gồm thuế GTGT là 10.000.000đ.
➞ Thuế GTGT = 10.000.000 x 10% = 1.000.000đ.
Cách xác định giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ trong một số trường hợp cụ thể như: Đối với với hàng hóa chịu các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, trả thay lương, tiêu dùng nội bộ, hàng khuyến mại, hàng hóa bán theo phương thức trả chậm, trả góp… Bạn có thể xem chi tiết tại bài viết cách xác định giá tính thuế GTGT.
Thời điểm xác định nghĩa vụ thuế GTGT
- Đối với bán hàng hóa là thời điểm giao hàng hóa cho người mua không phân biệt đã thu được tiền hay chưa;
- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm nghiệm thu hoàn thành xong việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm khách hàng ứng trước. Thời điểm nào xảy ra trước thì sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế vào thời điểm đó;
- Đối với thi công xây dựng, lắp đặt (bao gồm nguyên vật liệu và cả đóng tàu) là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hoàn thành hết các hạng mục công trình theo hợp đồng đã ký, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.
Phương pháp tính thuế
Luật Thuế giá trị gia tăng quy định 2 phương pháp tính thuế GTGT, bao gồm:
- Phương pháp khấu trừ;
- Phương pháp trực tiếp.
Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
➤ Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ:
- Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, luật thuế, hóa đơn, chứng từ;
- Doanh thu doanh nghiệp hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên.
Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì vẫn được áp dụng theo phương pháp này.
➤ Công thức xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
>> Số thuế giá trị gia tăng đầu ra là cộng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp bán ra ghi trên hóa đơn GTGT;
>> Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hóa đơn mua tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên giấy nộp tiền thuế GTGT nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu hoặc giấy nộp tiền thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
Ví dụ:
Trong kỳ tính thuế quý 4.2021, công ty Kế toán Anpha có tổng số thuế GTGT đầu ra ghi trên hóa đơn bán ra là: 10.000.000đ và tổng số thuế GTGT đầu vào ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ là: 6.000.000đ.
➞ Như vậy, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ quý 4/2021 = 10.000.000đ – 6.000.000đ = 4.000.000đ.
Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp được quy định cụ thể theo 2 phương pháp sau đây:
- Xác định thuế GTGT trực tiếp trên GTGT;
- Xác định thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu.
Phương pháp xác định thuế GTGT trực tiếp trên GTGT
➤ Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác, thiết kế mẫu vàng bạc, đá quý.
➤ Công thức tính thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Trong đó:
>> Thuế suất thuế GTGT là 10%
>> Giá trị gia tăng = Giá bán của vàng, bạc đá quý bán ra – Giá mua của vàng bạc đá quý mua vào tương ứng.
Ví dụ: Trong ký tính thuế GTGT quý 4.2021, công ty Kế toán Anpha bán được 1 chiếc vòng vàng có giá mua vào 6.000.000đ, giá bán ra là: 10.00.000đ.
➞ Như vậy, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ quý 4.2021 = (10.000.000đ – 4.000.000đ)*10%= 600.000đ.
Phương pháp xác định thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu
➤ Đối tượng áp dụng
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu thu của khách hàng hàng năm dưới 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh mới được mở để hoạt động, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện;
- Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh, hoạt động tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam theo Luật Đầu tư;
- Tổ chức nước ngoài khác thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định (trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí);
- Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
➤ Công thức tính thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * Tỷ lệ %
Trong đó:
>> Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ thực tế thu của khách hàng ghi trên hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu phát sinh thêm mà cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp được hưởng.
>> Tỷ lệ % để cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Ngành nghề thương mại, mua bán hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ không kèm hàng hóa, ngành nghề xây dựng không cung cấp nguyên vật liệu: 5%;
- Ngành nghề sản xuất, giao thông vận tải, cung cấp dịch vụ có kèm hàng hóa, xây dựng có cung cấp cả nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Ví dụ: Công ty Kế toán Anpha trong kỳ quý 4.2021 có tổng doanh thu từ cung cấp dịch vụ kế toán là: 50.000.000đ.
➞ Như vậy, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ quý 4.2021 = 50.000.000đ x 5% = 2.500.000đ.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm
Thông tư 79/2022 về thuế thu nhập cá nhân