Hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước đang có ý định liên doanh, hợp tác với các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài. Để làm điều đó các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm vững những khái niệm và đặc điểm của công ty liên doanh cũng như doanh nghiệp liên doanh hiện nay theo luật hiện hành. Vậy công ty liên doanh là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Tổng quan quy định pháp luật về công ty liên doanh
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
Công ty liên doanh là gì?
Công ty liên doanh hay doanh nghiệp liên doanh được hiểu là doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên công ty hợp tác thành lập tại Việt Nam hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài; hay là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam; hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Công ty liên doanh bao gồm các loại sau:
- Liên doanh hội nhập phía trước
- Liên doanh hội nhập phía sau
- Liên doanh mua lại
- Liên doanh đa giai đoạn
Ưu điểm của công ty liên doanh
- Sự chia sẻ rủi ro dành cho các đối tác trong phần đóng góp của mình, điều này làm giảm thiểu gánh nặng so với công ty sở hữu toàn bộ.
- Có khả năng thâm nhập những thị trường mà một trong các đối tác đang hoạt động. Nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. đối với bên nước ngoài.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nhược điểm của công ty liên doanh
- Có thể xảy ra tranh chấp giữa các chủ sở hữu.
- Việc phân chia lợi nhuận có sự ảnh hưởng trong chính sách của đất nước.
- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.
Đặc điểm về công ty liên doanh
- Đặc điểm cốt lõi nhất về công ty liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam.
- Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.
- Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đối tác liên doanh là các doanh nghiệp trong nước hoặc ngoài nước.
- Công ty liên doanh được thành lập như một công ty độc lập
Điều kiện thành lập công ty liên doanh
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, muốn thành lập công ty liên doanh các nhà đầu tư cũng cần có một số điều kiện nhất định. Sau đây là một số điều kiện thành lập công ty liên doanh:
Về chủ thể (nhà đầu tư)
- Cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.
- Pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.
Về tài chính
- Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết
- Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam
Vốn pháp định của công ty
Đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh
Hồ sơ thành lập công ty liên doanh
Theo Luật Đầu tư, việc Thành lập công ty liên doanh là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với việc thành lập công ty. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân
- Chứng minh nhân dân/hộ chiếu – Bản sao chứng thực
- Chứng minh năng lực tài chính
Trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty
- Giấy chứng nhận mã số thuế Công ty
- Điều lệ Công ty
- Báo cáo tài chính của Công ty trong hai năm gần nhất (nếu có)
- Quyết định của Công ty về việc đầu tư tại Việt Nam
- Quyết định về việc cử người đại diện Công ty tại Việt Nam
- Bản sao hộ chiếu người đại diện cho Công ty tại Việt Nam
- Bản sao hộ chiếu người đại diện phần vốn góp của Công ty
- Báo cáo năng lực tài chính
Lưu ý: Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch sang tiếng Việt
Giấy tờ liên quan khác
- Hợp đồng liên doanh
- Thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê nhà, đất làm địa điểm triển khai dự á
- Bản sao sổ đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm triển khai dự án
- Các giấy tờ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Thủ tục thành lập công ty liên doanh
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như đã nêu ở trên.
Sau đó, bạn sẽ mang hồ sơ đã chuẩn bị nộp cho Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền trên cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư, đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Tổng quan quy định pháp luật về công ty liên doanh. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thành lập công ty tại Quận Đống Đa
- Thành lập công ty tại huyện Ba Vì