Trong thời buổi kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nước ta nên sự ra đời và phát triển của các mô hình kinh doanh là doanh nghiệp tư nhân, có phần vốn góp do các cá nhan đông ý góp vốn vào công ty. Doanh nghiệp Nhà nước thường là các ngành kinh doanh chủ chốt của đất nước như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xăng dầu, hàng không,…. Vậy, pháp luật doanh nghiệp hiện hành đã có quy định về khái niệm doanh nghiệp nhà nước là gì? Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh Nghiệp năm 2020;
- Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do đó chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp NN bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
So với Doanh nghiệp tư nhân, DNNN thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn.
Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước
Hình thức tồn tại
DNNN ở nước ta hiện nay có những hình thức tồn tại như sau:
- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con hoặc công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con hoặc là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Công ty TNHH 2 thành viên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con hoặc công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Tư cách pháp lý
DNNN là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia các giao dịch và tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình trong các giao dịch đó.
Mục tiêu hoạt động
Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước.
Nhà nước quản lý DNNN thông qua cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ.
Chủ sở hữu
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ sở hữu của DNNN có thể thuộc 1 trong 2 trường hợp:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Lĩnh vực hoạt động
Theo Điều 5 Nghị định 91/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, DNNN hoạt động trong một số lĩnh vực sau:
DNNN cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm:
- Dịch vụ bưu chính công ích;
- Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);
- Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ;
- Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
- Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;
- Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng).
- DNNN hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm:
- Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu; điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội gắn với quốc phòng, an ninh;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng;
- Kinh Doanh xổ số;
- DNNN có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô.
- DNNN ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế”.
Như vậy, những lĩnh vực mà doanh nghiệp NN ở Việt Nam hoạt động là những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; góp phần định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp nhà nước
Điều 90 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý DNNN dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Ưu, nhược điểm của Doanh nghiệp nhà nước
Ưu điểm
- Thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư 100% vốn.
- Được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế.
- Được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra.
- Có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.
Nhược điểm
- Thủ tục trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua, gián đoạn tiến độ dự án.
- DNNN nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng để lại hậu quả lớn cho nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước.
Phân loại Doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ vào tính độc lập của DNNN trong sự tồn tại với các đơn vị khác, doanh nghiệp nhà nước gồm:
- Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Ví dụ: Công ty mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong tổ hợp doanh nghiệp Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.
- Công ty độc lập không thuộc cơ cấu công ty mẹ – công ty con;
Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lí doanh nghiệp, DNNN gồm:
- DNNN có hội đồng thành viên;
- DNNN không có hội đồng thành viên..
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thành lập công ty tại Quận Đống Đa
- Thành lập công ty tại huyện Ba Vì