Tra cứu doanh nghiệp vi phạm thuế

Tra cứu doanh nghiệp vi phạm thuế

by Vũ Tuấn Anh

Doanh nghiệp vi phạm thuế là một trong những vấn đề nóng bỏng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc tra cứu thông tin về doanh nghiệp vi phạm thuế là rất cần thiết để giúp các cá nhân, tổ chức có thể đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam cùng bạn cùng tìm hiểu các Tra cứu doanh nghiệp vi phạm thuế nhé.

tra cứu doanh nghiệp vi phạm thuế

tra cứu doanh nghiệp vi phạm thuế

Doanh nghiệp vi phạm thuế là gì?

Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tra cứu doanh nghiệp vi phạm thuế như thế nào?

Tra cứu doanh nghiệp thuộc 524 doanh nghiệp rủi ro, vi phạm hóa đơn tại hệ thống của Tổng cục Thuế?

Tra cứu doanh nghiệp thuộc 524 doanh nghiệp rủi ro, vi phạm tại hệ thống của Tổng cục Thuế theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

Bước 2: Chọn Danh sách doanh nghiệp rủi ro, vi phạm => Tra cứu doanh nghiệp rủi ro, vi phạm

Bước 3: Nhập thông tin Cơ quan thuế và mã xác thực => Tìm kiếm.

Các hành vi được xem là hành vi trốn thuế?

– Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

– Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.

Vấn đề về hóa đơn chứng từ

– Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.

– Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.

– Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.

– Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Các trường hợp khác

– Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.

– Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

– Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.

Cách khắc phục khi vi phạm thuế?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 125/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về thuế, hóa đơn được quy định như sau:

– Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.

– Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.

–  Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.

– Buộc lập hóa đơn theo quy định.

– Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.

– Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.

– Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Kết luận

Tra cứu thông tin về doanh nghiệp vi phạm thuế không chỉ là quyền lợi của người dân mà còn giúp bảo vệ sự công bằng trong môi trường kinh doanh. Việc nhận biết và xử lý các trường hợp vi phạm thuế đòi hỏi sự thông tin và kiến thức. Bằng cách sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia, chúng ta có thể xây dựng một cộng đồng kinh doanh lành mạnh và minh bạch. Để được tư vấn chi tiế, hãy liên hệ với công ty Luật Đại Nama

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh từ A-Z

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488