Hiện nay Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ. Không thể tiếp tục duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự và đứng trước bờ vực phá sản. Trong trường hợp này, vấn đề được rất nhiều người quan tâm là Trách nhiệm của chủ sở hữu khi công ty TNHH 1 thành viên bị phá sản. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc này
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật phá sản năm 2014
Khi nào doanh nghiệp bị coi là phá sản?
Theo giải thích tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014:
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trong đó, khoản 1 Điều 4 luật này nêu rõ, một doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp, hợp tác xã đó đến hạn thanh toán nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ 03 tháng trở lên.
Đồng thời, doanh nghiệp không thể tự mình tuyên bố phá sản mà phải làm thủ tục phá sản theo đúng trình tự quy định để Tòa án ra quyết định phá sản.
Như vậy, một doanh nghiệp, hợp tác xã phải có đủ cả hai yếu tố là mất khả năng thanh toán nợ và có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án thì mới bị coi là phá sản.
Ai được gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty TNHH 1 thành viên?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Phá sản, người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty TNHH mất khả năng thanh toán là:
- Chủ nợ.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
- Người đại diện theo pháp luật.
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi công ty TNHH 1 thành viên bị phá sản
theo Điều 77 Luật Doanh nghiệp, chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên có nghĩa vụ:
1. Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
7. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Căn cứ các quy định trên, thanh toán các khoản nợ là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của thành viên công ty TNHH 1 thành viên.
Sau khi bị tuyên bố phá sản, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm với các khoản nợ còn lại bằng toàn bộ tài sản của mình. Theo đó, chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp/cam kết góp trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của công ty khi phá sản.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị phá sản
Theo quy định tại Điều 54 của Luật Phá sản 2014 thì khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản, tài sản sau thanh lý của doanh nghiệp được phân chia theo thứ tự như sau:
- Chi phí phá sản: bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp công ty TNHH 1 thành viên thanh toán hết các khoản nợ mà vẫn còn tài sản thì tài sản đó thuộc về chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên đó (theo khoản 2 Điều 54 Luật Phá sản).
Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề Trách nhiệm của chủ sở hữu khi công ty TNHH 1 thành viên bị phá sản do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Xem thêm: