Tranh chấp hành chính là gì?

by Hồng Hà Nguyễn

Tranh chấp hành chính là tranh chấp phát sinh giữa một bên là cơ quan hành chính và bên kia là các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đặc trưng trong mối quan hệ này là cơ quan hành chính nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước và có quyền ra các quyết định mà bên kia (cá nhân, doanh nghiệp…). Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về Tranh chấp hành chính ngay ở bài viết dưới đây!

Tranh chấp hành chính là gì?

Tranh chấp hành chính là gì?

Khái niệm tranh chấp hành chính

Có nhiều loại tranh chấp trong các quan hệ pháp luật, như tranh chấp trong quan hệ pháp luật dân sự, tranh chấp trong quan hệ pháp luật thương mại, tranh chấp trong quan hệ pháp luật đất đai…

Trong quan hệ pháp luật hành chính cũng có nảy sinh tranh chấp và được gọi là tranh chấp hành chính (TCHC). TCHC cũng thể hiện sự bất đồng giữa các bên trong quan hệ pháp luật hành chính về vấn đề thuộc nội dung của quan hệ đó. Tuy nhiên, khác với các tranh chấp dân sự, thương mại là tranh chấp giữa các bên có vị thế bình đẳng với nhau, không liên quan trực tiếp đến việc sử dụng quyền lực nhà nước, TCHC là tranh chấp giữa một bên chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước áp đặt ý chí đối với bên kia và một bên phải phục tùng sự áp đặt ý chí của bên sử dụng quyền lực nhà nước. Vì vậy, nếu mục đích của giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại chỉ là tạo nên sự đồng tình, nhất trí giữa các bên về nội dung, đối tượng đang tranh chấp, thì giải quyết TCHC không chỉ nhằm tạo ra sự đồng thuận giữa các bên tranh chấp.

Vậy, tranh chấp hành chính là tranh chấp phát sinh giữa một bên là cơ quan hành chính và bên kia là các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đặc trưng trong mối quan hệ này là cơ quan hành chính nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước (quyền lực công) và có quyền ra các quyết định mà bên kia (cá nhân, doanh nghiệp…)

Khái niệm Toà hành chính

Tòa hành chính là toà chuyên trách của Toà án nhân dân có nhiệm vụ giải quyết các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Toà chuyên trách hiện nay được thiết lập trong hệ thống từ Toà án nhân dân cấp cao đến Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện.

Đối với Toà án nhân dân cấp cao, toà chuyên trách hành chính có nhiệm vụ phúc thẩm các bản án, quyết định thuộc từng lĩnh vực hành chính chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật.

Toà chuyên trách Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ việc và phúc thẩm các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật.

Toà chuyên trách Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc theo quy định pháp luật.

Trong cơ cấu tổ chức Toà án, không nhất thiết phải có Toà án chuyên trách. Toà chuyên trách được thiết lập khi cần thiết. Đối với trường hợp tại Tòa án không đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách thì phải bố trí Thẩm phán chuyên trách.

Thủ tục khởi kiện hành chính

Về thời hiệu khởi kiện

Có 03 trường hợp :

a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

b) 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

Lưu ý: Trường hợp (a) không cần qua thủ tục giải quyết khiếu nại và không phụ thuộc vào thời gian giải quyết khiếu nại.

Xác định người bị kiện

Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện. Tuy nhiên để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.

> Xem thêm: Quy trình đầu tư phát triển dự án kinh doanh bất động sản

Thủ tục khởi kiện

a) Nội dung Đơn khởi kiện:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

-Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;

– Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;

– Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;

– Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);

– Các yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết;

– Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

b) Nộp đơn khởi kiện:

– Nộp trực tiếp tại Toà án;

– Gửi qua bưu điện.

Lưu ý : Nếu nộp trực tiếp thì phải liên hệ trước với Tòa án để biết lịch nhận Đơn khởi kiện cụ thể. Nếu nộp qua bưu điện thì phải ghi rõ nội dung gửi là Đơn khởi kiện về việc gì và lưu giữ biên lai gửi Đơn khởi kiện.

c) Xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện, tài liệu thì xem xét và thực hiện một trong các thủ tục sau đây :

– Yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện nếu Đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định nêu trên trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án và tiến hành thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyêt

– Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;

– Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp trả lại Đơn khởi kiện.

d) Nộp tạm ứng án phí

Người khởi kiện phải nộp số tiền nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí của Tòa án. Trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí

e) Thụ lý vụ án

Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí đã nộp trong thời hạn quy định thì Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết.

– Thời hạn giải quyết : từ 04 tháng đến 08 tháng

– Kết quả giải quyết vụ án hành chính :

– Bản án hành chính sơ thẩm nếu vụ việc được đưa ra xét xử.

– Quyết định đình chỉ vụ án nếu thuộc các trường hợp đình chỉ vụ án.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp hành chính là gì?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488