Tranh chấp hợp đồng dân sự

by Mai Linh

 Tranh chấp hợp đồng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của hợp đồng, tuy nhiên tranh chấp sẽ thường phát sinh sau khi hợp đồng có hiệu lực và trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về Tranh chấp hợp đồng dân sự qua bài viết dưới đây.

Tranh chấp hợp đồng dân sự

Tranh chấp hợp đồng dân sự

Cơ sở pháp lý (quy định pháp luật) về vấn đề tranh chấp hợp đồng.

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Trọng tài thương mại 2010;
  • Luật Thương mại 2005;
  • Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013;
  • Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020;
  • Nghị định số 22/2017/NĐ-CP.

Tranh chấp hợp đồng là gì?

Tuy chưa được định nghĩa cụ thể trong các quy định của pháp luật, thông qua thực tế ta vẫn có thể hiểu tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng quan điểm ý kiến giữa các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng với nhau, tranh chấp thường xoay quanh việc một bên hoặc các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của hợp đồng, tuy nhiên tranh chấp sẽ thường phát sinh sau khi hợp đồng có hiệu lực và trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đôi khi tranh chấp cũng xảy ra khi các bên chỉnh sửa, bổ sung hợp đồng (ký Phụ lục hợp đồng), hoặc một bên tạm dừng hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tranh chấp có liên quan đến bên thứ ba…

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 có 4 hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấp bao gồm: Thương lượng, Hòa giải, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. 

Thương lượng

Đây là phương thức được các chủ thể ưu tiên lựa chọn, các bên tranh chấp thông qua việc tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Hơn nữa, phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc.

Hòa giải

Hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.  Phương thức hòa giải cũng được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín. Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

Thông qua Tòa án

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên sẽ thông qua cơ quan toà án với sự tham gia của thẩm phán để giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thông thường phương thức này làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp. Bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành.

Thông qua Trọng tài thương mại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận đưa tranh chấp ra trung tâm Trọng tài giải quyết và phán quyết. Quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có giá trị thi hành ngay.

Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Tùy vào việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp mà sẽ dẫn đến những trình tự, thủ tục khác nhau. Cụ thể:

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án:

Để giải quyết tranh chấp tranh chấp hợp đồng tại Tòa án, cần thực hiện thủ tục theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện đến Tòa án

Bước 2: Nhận và xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 4:Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án.

Bước 5: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (thường kéo dài từ 02 đến 04 tháng), Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

  • Trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp Tòa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
  • Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Trọng tài thương mại:

Để giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại nhanh chóng và đúng theo quy định của pháp luật, cần thực hiện thủ tục theo trình tự sau:

Bước 1: Nguyên đơn làm đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo gửi đến Trung tâm trọng tài và đồng thời cho bị đơn một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm đơn khởi kiện và hồ sơ tài liệu kèm theo.

Bước 2: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên, tùy trường hợp vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng Trung tâm trọng tài hay Trọng tài vụ việc.

Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo quy định 

  • Nguyên đơn: Chọn Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên.
  • Bị đơn: Chọn Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên.

Bước 4: Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ do các bên cung cấp 

Bước 5: Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải theo yêu cầu các bên. Trong trường hợp hòa giải thành, Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 6: Khi hòa giải không thành, Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp. Phiên họp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bước 7: Hội đồng trọng tài ban hành phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ tương ứng với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các cơ quan khác nhau, cụ thể:

Đối với phương thức thương lượng:

  • Các bên có thể chủ động gặp gỡ đối phương để trao đổi, tìm kiếm giải pháp chung hoặc cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được tư vấn pháp lý, giúp các bên thấy được quyền và nghĩa vụ của mình nhằm đưa ra hướng giải quyết chung cho tranh chấp.

Đối với phương thức hòa giải:

  • Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; ; khoản 4 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013; khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020; Nghị định số 22/2017/NĐ-CP thì Người trung gian tiến hành hòa giải hay còn được gọi là hòa giải viên sẽ thực hiện thủ tục hòa giải khi các bên tranh chấp yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.

Đối với phương thức giải quyết thông qua Trọng tài:

Theo quy định tại Điều 2, Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài Thương mại 2010, các bên trong tranh chấp hợp đồng được quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp từ hợp đồng khi:

  • Các bên có thỏa thuận giải quyết theo thủ tục trọng tài trong hợp đồng
  • Tranh chấp hợp đồng phát sinh thuộc một trong ba trường hợp: a) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; b) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; c) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Đối với phương thức giải quyết theo thủ tục Tòa án:

  • Thẩm quyền theo vụ việc quy định tại Điều 26 đến Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cụ thể: tranh chấp hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo khoản 3 Điều 26; tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại theo Điều 30; tranh chấp hợp đồng lao động theo Điều 32.
  • Thẩm quyền theo cấp xét xử: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) quy định tại Điều 35, 36, 37, 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: theo các bên thỏa thuận, theo Tòa án nơi bị đơn cư trú/ làm việc, theo đối tượng tranh chấp quy định tại Điều 26 đến Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Thẩm quyền theo sự lựa chọn giữa các nguyên đơn: Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng.

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Hợp đồng kinh tế là gì ?

Các hợp đồng bắt buộc phải công chứng

Đền hợp đồng lao động

Gia hạn hợp đồng là gì ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488