Trường hợp ăn nhậu gây mất trật tự công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?

by Hồng Hà Nguyễn

Trường hợp ăn nhậu gây mất trật tự công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Trường hợp ăn nhậu gây mất trật tự công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?

Trường hợp ăn nhậu gây mất trật tự công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Ăn nhậu gây mất trật tự công cộng ảnh hưởng đến người khác có bị xem là vi phạm hành chính và bị phạt tiền không?

Gây mất trật tự công cộng được hiểu là việc làm mất đi sự yên tĩnh, ổn định vốn có tại nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng được xem là một trong những hành vi vi phạm quy định về trật tự công và bị xử phạt hành chính.

Cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;

đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;

e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;

g) Đốt và thả “đèn trời”;

h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;

i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Trong nhiều trường hợp, nếu thời gian tụ tập ăn nhậu và gây mất trật tự công cộng xảy ra vào sau 22 giờ đến trước 06 sáng hôm sau thì những người tham gia ăn nhậu gây mất trật tự sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ tại Cục Cảnh sát QLHC về TTXH được cấp theo trình tự nào? Lệ phí cấp Giấy phép này là bao nhiêu?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt trường hợp ăn nhậu gây mất trật tự công cộng không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt lên đến 4 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

Theo như nội dung đã đề cập ở trên, hành vi tụ tập ăn nhậu ngày Tết gây mất trật tự công cộng sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi tụ tập ăn nhậu ngày Tết gây mất trật tự công cộng.

Mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về quy định mức phạt tiền tối đa như sau:

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

Theo quy định trên thì mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự được xác định như sau:

– Đối với cá nhân: 40.000.000 đồng;

– Đối với tổ chức: 80.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Trường hợp ăn nhậu gây mất trật tự công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488