Giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản hay còn gọi là thủ tục đăng ký hoạt động sàn giao dịch bất động sản là việc đăng ký của doanh nghiệp cũng như sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho một đơn vị được phép hoạt động về sàn giao dịch bất động sản. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này, hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật kinh doanh bất động sản 2023
- Nghị định 16/2022/NĐ-CP
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Các văn bản pháp luật khác liên quan
Giấy phép kinh doanh bất động sản là gì?
Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động: xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy có thể thấy qua phân tích ở trên thì dịch vụ sàn giao dịch bất động sản là một trong những hoạt động của kinh doanh bất động sản. Và theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản cũng quy định luôn về sàn giao dịch bất động sản. Cụ thể quy định: ” Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản” .
Vì sao phải xin giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản?
Theo quy định tại thông tư 11/2015/TT- BXD thì trước khi thực hiện hoạt động sàn giao dịch bất động sản thì doanh nghiệp phải gửi hồ sơ về Sở Xây dựng địa phương để quản lý. Trường hợp doanh nghiệp chưa có giấy phép sàn giao dịch bất động sản mà tiến hành đưa lên sàn giao dịch bất động sản bất động sản không đảm bảo đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Cá nhân có được xin giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản không?
– Theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản thì cá nhân vẫn được xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản nhưng phải thành lập doanh nghiệp (hay còn gọi là thành lập Công ty)
– Các loại hình doanh nghiệp mà cá nhân thành lập khi xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì: “Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.”
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty Cổ phần là doanh nghiệp có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa; Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Xem thêm: Quy trình thành lập công ty giáo dục như thế nào?
Xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản
– Theo quy định của Luật Doanh nghiệp vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
– Mặt khác, cũng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản thì khi xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản không có quy định về vốn mà chỉ cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 69 của Luật khi thực hiện xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản.
Điều kiện xin giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản
Theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn, điều kiện để xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản
– Tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp;
– Sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản;
– Người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản;
– Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ giao dịch ổn định trên 12 tháng;
– Sàn giao dịch bất động sản phải có diện tích tối thiểu là 50m2 và trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động;
– Sàn giao dịch bất động sản là doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.
Những lưu ý về điều kiện khi xin giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản
Khi thành lập doanh nghiệp
– Khi thành lập doanh nghiệp (Công ty) thì phải có mã ngành nghề liên quan đến bất động sản: Ngành nghề 6820: Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; chi tiết Sàn giao dịch bất động sản
Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
– Về chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản thì phải còn hiệu lực tại thời điểm xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản.
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản thì cá nhân phải tham gia kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
- Điều kiện để được dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong tình trạng truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù; Tốt nghiệp từ Trung học phổ thông trở lên; Đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi và kinh phí dự thi cho đơn vị tổ chức kỳ thi
- Hiệu lực của chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản là 5 năm kể từ ngày cấp, trường hợp chứng chỉ hết hạn thì sẽ không được hành nghề môi giới bất động sản nữa, khi chứng chỉ hết hiệu lực thì phải tiến hành thi sát hạnh để cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
Người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản
Người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản có bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật hay không. Theo quy định tại Luật kinh doanh bất động người thì người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản có thể là người đại điện theo pháp luật hoặc là người được người đại diện theo pháp luật bổ nhiệm nhưng những người này phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
Quy chế hoạt động
– Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động: Một số thông tin phải có trong quy chế như:
- Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng
- Địa điểm kinh doanh
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
- Lĩnh vực hoạt động của Sàn
- Mức thu dịch vụ
- Quyền, trách nhiệm của Sàn Giao dịch Bất động sản
- Nghĩa vụ của Sàn Giao dịch Bất động sản
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của Sàn Giao dịch Bất động sản
Diện tích sàn giao dịch
Diện tích tối thiểu là 50m2 phải được nêu rõ trong hợp đồng thuê địa điểm và có các trang thiết bị phục vu cho hoạt động của Sàn như dàn máy tính, dàn máy chiếu cỡ lớn, các phần mềm quản lý, khai thác dữ liệu, thông tin bất động sản, thông tin về người tham gia giao dịch, các thiết bị văn phòng cần thiết… đảm bảo cho mọi hoạt động lưu giữ, xử lý, tìm kiếm và khai thác thông tin, cho việc hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, tổ chức trình chiếu… một cách rõ ràng và chuẩn xác.
Xem thêm: Những đối tượng không thể thành lập công ty
Thành phần hồ sơ khi thực hiện xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản
- Đăng ký kinh doanh hoặc giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp (bản sao có chứng thực)
- Quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
- Danh sách và bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề môi giới của tất cả các nhân viên môi giới bất động sản
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản của người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận hoàn thành khóa học về quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản của người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản (nếu có)
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu) giấy tờ chứng minh về địa điểm và diện tích của sàn giao dịch bất động sản
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ về thành lập sàn giao dịch bất động sản (bao gồm: Quyết định thành lập sàn giao dịch bất động sản; Quyết định bổ nhiệm người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản)
Xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản
Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và đưa thông tin của sàn giao dịch bất động sản lên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng. Đồng thời báo cáo về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng để thống nhất quản lý và đưa thông tin của sàn lên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản. Thông tin của sàn giao dịch bất động sản gồm: Tên sàn giao dịch bất động sản; tên doanh nghiệp thành lập sàn; họ tên của người quản lý điều hành sàn; địa chỉ và số điện thoại liên hệ của sàn giao dịch bất động sản. Khi có thay đổi thông tin, Sàn giao dịch bất động sản phải báo cáo về Sở Xây dựng để điều chỉnh.
Các lưu ý khi xin giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản
- Hồ sơ phải được gửi trực tiếp tới Sở Xây dựng nơi sàn hoạt động hoặc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản
- Không mất phí đối với thủ tục thông báo đến Sở xây dựng/Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản.
- Danh sách nhân viên có chứng chỉ môi giới bất động sản, Quyết định bổ nhiệm và quyết định thành lập sàn theo mẫu của doanh nghiệp
- Kết quả trả về không phải là bản giấy mà sẽ đăng tải thông tin lên hệ thống cổng thông tin của Sở xây dựng và của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản
- Sau khi được cấp giấy phép sàn giao dịch bất động sản (đăng tải thông tin lên cổng thông tin) thì doanh nghiệp mới được thực hiện việc đưa thông tin về các sản phẩm lên Sàn giao dịch bất động sản
Mô hình tổ chức của Sàn sau khi xin giấy phép sàn giao dịch bất động sản
– Sàn giao dịch bất động sản là doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị thuộc doanh nghiệp, mọi hoạt động của sàn giao dịch phải chịu sự chỉ đạo của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản phải chịu trách nhiệm về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
– Người quản lý điều hành sàn do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bổ nhiệm, được ủy quyền quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản, chịu trách nhiệm trước người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và trước pháp luật về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
– Cơ cấu tổ chức của sàn giao dịch bất động sản gồm người quản lý điều hành sàn (Giám đốc sàn) và các bộ phận chuyên môn phù hợp với quy mô hoạt động của sàn.
Sàn giao dịch bất động sản được làm gì và quyền lợi, nghĩa vụ ra sao?
Nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
- Thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
- Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về bất động sản cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về bất động sản bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Quyền của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
- Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản được đưa lên sàn giao dịch bất động sản.
- Từ chối đưa lên sàn giao dịch bất động sản các bất động sản không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
- Được thu phí dịch vụ của khách hàng có bất động sản được đưa lên sàn giao dịch bất động sản.
- Yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại do lỗi của khách hàng gây ra.
- Các quyền khác trong hợp đồng.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
- Bảo đảm bất động sản được đưa lên sàn giao dịch phải có đủ điều kiện được giao dịch.
- Cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp.
- Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật và điều kiện hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.
Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
- Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
- Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Dịch vụ thành lập Doanh Nghiệp Tư Nhân
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ
- Quy trình thành lập công ty sản xuất hàng gốm sứ mới nhất