Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phần mềm

by Đàm Như

Hiện nay số lượng các công ty phần mềm xuất hiện ngày càng nhiều. Để tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển của các công ty này, pháp luật đã có những chính sách ưu đãi nhất định nhất là về thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phần mềm cần đáp ứng những điều kiện gì? Chế độ ưu đãi cụ thể như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2020;
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 96/2015/TT-BTC;
  • Thông tư 13/2020/TT-BTTTT;
  • Các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Công ty phần mềm là gì? Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT có thể hiểu: Công ty phần mềm là việc mà doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình theo quy định, tức là đảm bảo hai công đoạn là xác định yêu cầu, phân tích và thiết kế.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phần mềm

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phần mềm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, được tính trên cơ sở thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất. Đồng thời đây được đánh giá là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách nhà nước.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phần mềm cần thỏa mãn các điều kiện nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 96/2015/TT-BTC về ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế như sau:

Điều 20. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế

  1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:

a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP”.

Theo quy định trên thì công ty phần mềm thuộc trường hợp thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư. Khi đó công ty phần mềm phải có hoạt động sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình theo Điều 3, 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT.

Tại Điều 3, 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định về quy trình sản xuất phần mềm như sau:

“Điều 3. Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm

Các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm:

  1. Xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm; phân tích nghiệp vụ; xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm.
  2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết); thiết lập bài toán phát triển; các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc của phần mềm, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.

…………………………

Điều 4. Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình

  1. Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
  2. Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình quy định tại Khoản 1 Điều này được thể hiện bằng một hoặc nhiều tài liệu sau, tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện:

a) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Xác định yêu cầu: Mô tả ý tưởng về phương thức phát triển sản phẩm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; mô tả đề xuất, kết quả khảo sát, kết quả làm rõ, hoàn chỉnh yêu cầu đối với sản phẩm; mô tả phân tích chi tiết nghiệp vụ; mô tả yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm; mô tả nội dung tư vấn điều chỉnh quy trình; biên bản thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, mô tả khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm; hoặc các tài liệu có nội dung tương tự.

…………………………………………………………..

e) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì sản phẩm: Biên bản hoặc hợp đồng chuyển giao (trọn gói sản phẩm hoặc quyền sử dụng sản phẩm dưới dạng cho thuê); hướng dẫn cài đặt sản phẩm phần mềm (trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói); mô tả kết quả cài đặt sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng trong trường hợp chuyển giao trọn gói hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ trong trường hợp cho thuê sản phẩm phần mềm); nội dung đào tạo, hướng dẫn (người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); mô tả hoạt động kiểm tra sản phẩm phần mềm sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; mô tả hoạt động sửa lỗi sản phẩm phần mềm sau bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; mô tả hoạt động hỗ trợ sau bàn giao trong quá trình cho thuê dịch vụ; mô tả hoạt động bảo hành sản phẩm sau bàn giao hoặc trong quá trình cho thuê dịch vụ; mô tả hoạt động bảo trì sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ)”.

Như vậy, công ty sản xuất phần mềm phải đáp ứng điều kiện về hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo các quy định nêu trên.

Chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty phần mềm bao nhiêu?

Đối với công ty phần mềm đáp ứng các điều kiện nêu trên thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

  • Trong thời hạn 04 năm doanh nghiệp sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Trong 9 năm tiếp theo sẽ được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;
  • Trong thời hạn 15 năm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phần mềm để quý bạn đọc tham khảo. Qua đó giúp bạn hiểu rõ thế nào là công ty phần mềm và muốn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488