Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

by Lê Vi

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc quản lý tốt các nguồn vốn là vô cùng quan trọng bởi khi sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẽ đem lại nhiều thành tựu như mong đợi. Ngược lại, nếu không quản lý tốt các nguồn vốn thì có thể khiến hiệu quả trong hoạt động kinh doanh giảm sút. Trong các nguồn vốn đó thì vốn lưu động và vốn cố định là 2 loại vốn chủ yếu. Vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của khách hàng về Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là số tiền đầu tư, ứng trước cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình được luân chuyển dần dần thành từng phần trong nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kết thúc một vòng tuần hoàn kể từ khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.

Hay đơn giản là việc lắp đặt tất cả những tài sản cố định hữu hình hay cho phép tất cả những chi phí đầu tư tới khoản tài sản cố định bất kỳ nào đó trong doanh nghiệp.

Vai trò của vốn cố định

  • Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, sử dụng vốn để đầu tư cho công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc hơn.

  • Ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ quy mô nguồn vốn có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Việc đảm bảo nguồn vốn còn giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro, tổn thất, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính.
  • Tạo thế chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

  • Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, giúp cho doanh nghiệp đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
  • Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định gồm có hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định và hàm lượng vốn cố định.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định được đầu tư, tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

Hàm lượng vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh để có được 1 đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này phản ánh để có được 1 đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định đầu tư và sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Điểm giống nhau vốn cố định và vốn lưu động

Đều là khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản của công ty, nhằm phục vụ cho một mục tiêu mà công ty đã định sẵn theo kế hoạch. Vốn cố định và vốn lưu động là 2 nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến sự hình thành, phát triển và phát triển bền vững của doanh nghiệp vì vậy hoạt động quản lý 2 nguồn vốn này là vô cùng cần thiết.

Điểm khác nhau vốn cố định và vốn lưu động

Về khái niệm

Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định. Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn.

Về các đặc trưng

Vốn cố định luân chuyển qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm 2 phần.
  • Một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ.
  • Bộ phận còn lại của vốn cố định dưới hình thức giá trị còn lại của tài sản cố định.

Vốn lưu động lưu chuyển nhanh, dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh

  • Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
  • Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Điều khác biệt lớn nhất: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

Về biểu hiện và hình thức thể hiện trên báo cáo tài chính

Biểu hiện của vốn cố định là các tài sản cố định, còn với vốn lưu động sẽ thể hiện dưới dạng các tài sản lưu động.

Những chỉ tiêu đưa ra để đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động của tài sản lưu động chính là tiền và các khoản khác tương đương với tiền. Còn đối với vốn cố định thì chỉ tiêu chính là các yếu tố bắt nguồn từ tài sản cố định trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh,…

Về phân loại

Đối với Vốn cố định

Phân loại theo hình thái biểu hiện

  • Tài sản cố định hữu hình
  • Tài sản cố định vô hình

Phân loại theo tình hình sử dụng

  • Tài sản cố định đang dùng
  • Tài sản cố định chưa dùng
  • Tài sản cố định không cần dùng và đang chờ thanh lý
Đối với Vốn lưu động

Phân loại theo hình thái biểu hiện

  • Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
  • Vốn vật tư hàng hóa
  • Vốn chi phí trả về trước

Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh

  • Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
  • Vốn lưu động trong khâu sản xuất
  • Vốn lưu động trong khâu lưu thông

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488