Xử phạt đốt pháo trái phép

by Vũ Khánh Huyền

Pháo là một loại đồ vật làm cho con người ta hào hứng, thích thú khi sử dụng nó. Tuy nhiên, nhiều người không biết việc đốt pháo trái phép thì sẽ bị xử phạt và mức phạt là bao nhiêu. Vậy pháp luật quy định xử phạt đốt pháo trái phép như nào? Bài viết này của Luật Đại Nam sẽ giải đáp cho bạn.

Xử phạt đốt pháo trái phép

Xử phạt đốt pháo trái phép

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 137/2020/NĐ-CP
  •  Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Pháo là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì:

1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Như vậy, pháo là sản phẩm được sản xuất theo một tiêu chuẩn nhất định có chứa thuốc pháo, khi sử dụng có màu sắc ánh sáng có thể gây ra tiếng nổ hoặc không.

Theo quy định về việc sử dụng pháo hoa tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:

Điều 17. Sử dụng pháo hoa

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, theo Nghị định mới nhất này quy định về việc đốt pháo thì cơ quan tổ chức cá nhân chỉ được phép đốt pháo hoa trong các ngày lễ, tết…

Trong đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

>> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục kinh doanh pháo hiệu hàng hải

Đốt pháo bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Theo đó, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được đốt pháo hoa trong các dịp đặc biệt, còn pháo nổ thì không. Vậy việc đốt pháo trái phép sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

“Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

………….

i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

…”

Như vậy, việc đốt pháo sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó đối với tội này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tịch thu pháo mà bạn sử dụng trái phép.

Do đó, câu hỏi mà nhiều người vẫn hay thắc mắc đó là: “Hành vi đốt pháo trong ngày Tết bị xử phạt thế nào?” thì đã có câu trả lời. Nếu bạn đốt pháo hoa, không gây ra tiếng nổ thì không bị xử phạt, còn nếu bạn sử dụng pháo nổ thì sẽ bị sử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu pháo.

Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm quy định về phòng, chống pháo nổ người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý theo quy định.

Mức phạt khi tàng trữ, sử dụng pháo nổ

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì:

a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Theo đó, pháo nổ là sản phẩm gây ra màu sắc ánh sáng bắt mắt và phát ra tiếng nổ. Vậy mức xử phạt khi tàng trữ, sử dụng pháo nổ thế nào?

  • Đối với hành vi sử dụng trái phép pháo nổ được quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì bị sử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Đối với hành vi tàng trữ pháo nổ được quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm a Khoản 8 Điều 10 Nghị định 137/2020 đó là bị tịch thu tang vật (pháo nổ).

>> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục kinh doanh pháo hiệu hàng hải

Người dân được phép sử dụng pháo hoa?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa, cụ thể:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. (Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xử phạt đốt pháo trái phép. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Pháo khói có bị cấm không ?

Pháo xoay có bị cấm không ?

Tự chế pháo nổ bị xử phạt thế nào ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488