Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế quan trọng, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam là 20%. Thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam đối với đất nước. Vậy nếu không nộp thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định thì bị xử phạt thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn qua bài viết: Mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý quy định về phạt thuế
– Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007
– Thông tư số 111/2013/TT-BTC
– Nghị định số 65/2013/NĐ-CP
– Nghị định số 125/2020/NĐ-CP
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
- Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
- Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).
Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách nhà nước mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Đối với nền kinh tế xã hội
Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.
Bên cạnh đó, do việc thực hiện tự do hóa nền kinh tế thương mại, nên nguồn thu từ các loại thuế xuất – nhập khẩu bị ảnh hưởng. Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với ngân sách nhà nước.
Góp phần thực hiện công bằng xã hội
Tại Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo còn khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập thấp. Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
Do đó, mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang đến nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội.
Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội.
Phát hiện thu nhập bất hợp pháp
Trong thực tế, nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân đến từ các nguồn bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần phát hiện các hành vi sai trái này.
Đối với hệ thống thuế
Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác
Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục được hạn chế của các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng: Tính lũy thoái. Cụ thể, các loại thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo nhiều hơn do khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa, mọi người đều phải chịu tiền thuế như nhau. Thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế.
Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho cá nhân để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần khắc phục hạn chế thất thu về thuế.
Mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân
Nếu chậm thời hạn trên mà không làm hồ sơ khai thuế thì có thể bị phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
Phạt cảnh cáo
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.
Dựa vào quy định trên có thể thấy, tùy vào thời gian chậm nộp hồ sơ khai thuế mà mức tiền mức tiền phạt có thể khác nhau.
Lưu ý
Mức phạt nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Vì vậy, nếu cá nhân phải tự mình quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà không thực hiện hồ sơ khai thuế sẽ bị phạt tiền bằng ½ số tiền phạt đã nêu ở trên.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” xử phạt không nộp thuế thu nhập cá nhân “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNCN nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn