3 đối tượng tranh chấp ly hôn và cách xử lý

by Vũ Khánh Huyền

Xã hội ngày càng phát triển tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng. Điều đáng lo ngại là hầu hết các vụ ly hôn đều phát sinh tranh chấp. Những tranh chấp ly hôn này có thể xảy ra khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn và thường xoay quanh các vấn đề như quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản, quyền nuôi con, tiền cấp dưỡng, v.v. Dưới đây, Luật Đại Nam sẽ nêu ra 3 đối tượng tranh chấp ly hôn và cách xử lý để quý bạn đọc tham khảo !

3 đối tượng tranh chấp ly hôn và cách xử lý

3 đối tượng tranh chấp ly hôn và cách xử lý

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình

Tranh chấp ly hôn là gì ?

Mặc dù Luật Hôn nhâ gia đình chưa có định nghĩa cụ thể về tranh chấp ly hôn nhưng có thể hiểu tranh chấp ly hôn là những mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh giữa các cặp vợ chồng trong quá trình chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp ly hôn thuộc dạng tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Các đối tượng tranh chấp thường là:

  • Tranh chấp về quan hệ hôn nhân;
  • Tranh chấp tài sản ly hôn (bao gồm tranh chấp về tài sản chung và các khoản nợ chung của vợ chồng);
  • Tranh chấp quyền nuôi con chung.

Tranh chấp về quan hệ hôn nhân

Quan hệ hôn nhân là quan hệ xoay quanh việc chung sống của vợ chồng trong quá trình hôn nhân. Cụ thể hơn, tranh chấp về quan hệ hôn nhân xẩy ra khi hai bên không còn tình cảm với nhau, không có sự quan tâm chăm sóc tới nhau hoặc khi vợ và/hoặc chồng ngoại tình. Mối quan hệ hôn nhân của một trong hai bên vợ chồng không bền vững chính là cơ sở của tranh chấp về quan hệ hôn nhân.

Việc giải quyết các tranh chấp về quan hệ hôn nhân dựa trên các căn cứ là vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được (Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014).

Tranh chấp này là nguyên nhân đầu tiên và cơ bản dẫn đến ly hôn, từ tranh chấp này xẩy ra các tranh chấp khác: tranh chấp quyền nuôi con  và tranh chấp tài sản.

Tranh chấp tài sản ly hôn

Các loại tranh chấp tài sản ly hôn

Tranh chấp tài sản khi ly hôn luôn là vấn đề đau đầu. Khi yêu nhau thì không tính toán gì đến tài sản, khi ly hôn thì các bên rạch ròi về tài sản riêng, tài sản chung, nợ chung, phân chia tài sản chung, phân chia nghĩa vụ trả nơ chung.

Cần lưu ý là tranh chấp tài sản ly hôn có thể được giải quyết khi thực hiện thủ tục ly hôn hoặc sau khi đã ly hôn. Thường thì các bên xử lý tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi làm thủ tục ly hôn.

Tuy nhiên, một số cặp đôi lại xử lý tranh chấp tài sản sau khi đã ly hôn. Đó là các trường hợp:

  • vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tài sản khi ly hôn
  • tranh chấp nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba phát sinh sau khi ly hôn
  • phát hiện vợ hoặc chồng cũ có tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng giấu giếm

Thông thường, tranh chấp tài sản sau khi ly hôn được giải quyết tương tự như trường hợp tranh chấp tài sản khi ly hôn.

Ly hôn có tranh chấp tài sản thì giải quyết thế nào?

Tranh chấp tài sản ly hôn nên được giải quyết thông qua thỏa thuận ly hôn giữa hai vợ chồng. Như vậy sẽ rất có lợi do các bên giữ được hoà khí, thời gian nhanh chóng, không phải thực hiện các thủ tục khởi kiện tại Toà án, không phải nộp án phí. Lưu ý: Án phí chia tài sản sau ly hôn là rất lớn.

>> Xem thêm: Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành

Ly hôn tranh chấp nuôi con

Con cái cũng là vấn đề đau đầu của các cặp đôi khi ly hôn. Nếu xẩy ra tranh chấp thì tranh chấp này sẽ kéo dài: khi ly hôn và sau khi ly hôn. Chúng tôi sẽ trình bầy sau đây:

Tranh chấp nuôi con khi ly hôn

Một tranh chấp ly hôn không thể tránh khỏi được khi ly hôn đó là tranh chấp về quyền nuôi con, bởi vợ hoặc chồng đều sợ mình sẽ bị ngăn cấm trong việc thăm non, chăm sóc con và cũng không muốn để đối phương chăm sóc con chung. Chính vì vậy, cả vợ hoặc chồng đều mong muốn là người trực tiếp nuôi dưỡng con cái của mình.

Trường hợp tranh chấp nuôi con khi ly hôn không thể thoả thuận được thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết cùng với việc yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn.

Tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Dù vợ chồng đã được giải quyết cho ly hôn, nhưng cả hai vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn rất đa dạng, đó là:

  • tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con
  • tranh chấp về quyền thăm nom con sau ly hôn: tranh chấp khi một bên ngăn cản bên kia thăm con, hoặc tranh chấp xẩy ra khi một bên lạm dụng quyền thăm con để quấy rối cuộc sống của vợ hoặc chồng cũ cùng con

Ly hôn tranh chấp nuôi con thì giải quyết thế nào ?

Cũng giống như tranh chấp tài sản ly hôn, việc giải quyết tranh chấp nuôi con được thực hiện thông qua thoả thuận giữa hai vợ chồng. Nếu không được thì nhờ tới sự can thiệp của cơ quan công an, cơ quan thi hành án hay toà án – tuỳ từng loại tranh chấp.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp ly hôn của Luật Đại Nam

Giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

  • Tư vấn xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
  • Tư vấn nguyên tắc chia tài sản chung vơ chồng
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản chung
  • Tư vấn về thỏa thuận chia tài sản chung
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản khi ly hôn
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản sau ly hôn
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp chia tài sản khi ly hôn
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản SAU ly hôn
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp chia tài sản là quyền sử dụng đất
  • Tư vấn chia tài sản chung có yếu tố nước ngoài
  • Xác định về các khoản nợ chung, nợ riêng của vợ chồng
  • Tư vấn trách nhiệm liên đới các khoản nợ chung của vợ chồng
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp nợ chung
  • Đại diện cho khách hàng làm việc với các bên liên quan tới việc chia tài sản chung
  • Luật sư tham gia phiên tòa xét xử vụ việc ly hôn để bảo vệ quyền lợi của vợ hoặc chồng khi có tranh chấp tài sản khi ly hôn
  • Luật sư tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

 Giải quyết tranh quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng

  • Tư vấn về điều kiện nuôi con sau ly hôn
  • Tư vấn về cấp dưỡng nuôi con
  • Tư vấn giành quyền nuôi con: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ có lợi để giành quyền nuôi con khi ly hôn; Hỗ trợ khách hàng giành quyền nuôi; Tư vấn về điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (thay đổi quyền nuôi con)
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con
  • Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp cụ thể:
    • Giành quyền nuôi con khi thu nhập thấp, không có chỗ ở ổn định, hoặc khi bố, mẹ không đăng ký kết hôn;
    • Giành quyền nuôi con của người ngoại tình;
    • Thay đổi quyền nuôi con khi bố hoặc mẹ đứa trẻ chết;
    • Thay đổi quyền nuôi con khi chồng cũ lấy vợ hoặc vợ cũ lấy chồng;
    • Yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con;
    • Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
    • Tranh chấp quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài;
    • Thay đổi quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài;
    • Thi hành án về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488