Mẫu quyết định giải thể chi nhánh

by Lê Quỳnh

Trước thời điểm giải thể doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện thủ tục chấm dứt các hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trực thuộc. Các thủ tục này sẽ được diễn ra tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt các cơ sở trên. Câu hỏi được đặt ra là: việc thực hiện giải thể chi nhánh có khó không? Làm cách nào để soạn thảo mẫu quyết định giải thể chi nhánh? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mẫu quyết định giải thể chi nhánh

Mẫu quyết định giải thể chi nhánh

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020.

Giải thể chi nhánh là gì?

Nếu như giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt hoạt động của 1 doanh nghiệp; thì giải thể chi nhánh cũng mang ý nghĩa tương tự như thế.

Giải thể chi nhánh là một trong rất nhiều quyền khác được thực hiện của Hội đồng thành viên. Đồng thời, việc giải thể chi nhánh có thể quyết định dựa trên ý chí chủ quan của doanh nghiệp hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyết định giải thể chi nhánh là gì

Quyết định giải thể chi nhánh được hiểu đơn giản là văn bản được chủ sở hữu, chủ tịch công ty hoặc chủ tịch hội đồng thành viên ban hành với mục đích: thông báo hoạt động giải thể. Đây được xem là văn bản ghi nhận các thông tin, lý do giải thể của chi nhánh, là một giấy tờ không thể thiếu để làm thủ tục giải thể chi nhánh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trình tự, thủ tục giải thể chi nhánh

Hồ sơ giải thể chi nhánh

Để giải thể chi nhánh hay còn gọi là chấm dứt hoạt động chi nhánh thì cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Thông báo chấm dứt hoạt đông chi nhánh.
  • Quyết định của Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
  • Các chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm sẽ được lập thành một danh sách chi tiết.
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng của người lao động tính đến thời điểm chi nhánh bị giải thể.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.
  • Con dấu của chi nhánh đó.
  • Giấy xác nhận của cơ quan Thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Thủ tục giải thể chi nhánh

Bước 1: Đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 3: Gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

Lưu ý bắt buộc phải nộp Thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.

Những lưu ý khi soạn thảo quyết định giải thể chi nhánh

Khi soạn thảo quyết định giải thể chi nhánh người soạn thảo cầm lưu ý những điểm sau:

  • Hoàn thành đầy đủ các thông tin cần thiết như: tên chi nhánh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp.
  • Ghi rõ lý do chấm dứt hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
  • Đảm bảo diễn đạt lý do giải thể theo hướng dễ hiểu và ngắn gọn nhất.
  • Không sử dụng các từ ngữ khó hiểu, gây hiểu nhầm hoặc là các từ ngữ địa phương.
  • Đảm bảo người ký vào phần cuối cùng của văn bản là đúng thẩm quyền.

Mẫu quyết định giải thể chi nhánh

Dưới đây là mẫu quyết định giải thể chi nhánh do Luật Đại Nam tổng hợp, quý khách hàng có thể tải về hoặc soạn thảo trực tuyến in ra để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

TÊN DOANH NGHIỆP

***********

Số: ………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

 ……………, ngày ……. tháng ……… năm……….

CHỦ SỞ HỮU

(hoặc  CHỦ TỊCH CÔNG TY hoặc CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN)

(V/v chấm dứt hoạt động chi nhánh)

  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Căn cứ Nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
  • Căn cứ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh và doanh nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Chấm dứt hoạt động chi nhánh: ………………………………………………………………………………

– Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ………………………… ngày cấp …./…./……… nơi cấp ………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………

Điều 2: Lý do chấm dứt hoạt động:

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 3: Doanh nghiệp ……………………. sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nơi nhận:

– Các chủ nợ;

– Người lao động;

– Cơ quan thuế;

– Lưu.

CHỦ SỞ HỮU

(hoặc  CHỦ TỊCH CÔNG TY hoặc CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN)

(Ký đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu quyết định giải thể chi nhánh do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488