Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty?

Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty?

by Lê Vi

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?” là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi có ý định muốn “lập nghiệp”. Bởi hầu hết mọi người vẫn chưa rõ ưu, nhược điểm của mỗi loại hình như thế nào? Thành lập hộ kinh doanh hay công ty có lợi hơn? Luật Đại Nam chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty?

Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Khái niệm hộ kinh doanh

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
  • Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

  • Khi đăng ký thành lập, chủ sở hữu hộ kinh doanh có quyền tự do đăng ký ngành nghề kinh doanh.
  • Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hộ kinh doanh được phép kinh doanh nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo tuân thủ đúng trong quá trình hoạt động.

Ưu và nhược điểm thành lập hộ kinh doanh

Đối với thành lập hộ kinh doanh cũng có những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể:

Ưu điểm của hộ kinh doanh

  • So với công ty thì hộ kinh doanh có thủ tục thành lập tương đối đơn giản và không mất quá nhiều thời gian cũng như chi phí.
  • Vì số lượng ít, chủ yếu là các thành viên trong cùng hộ gia đình nên quản lý dễ dàng.
  • Không bị ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn ít hay nhiều, vậy nên hộ kinh doanh có khả năng quay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh có thể đóng mức thuế khoán cố định theo hàng tháng do cơ quan thuế quyết định và lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào doanh thu của từng năm mà không phát sinh bất kì chi phí nào.

Nhược điểm của hộ kinh doanh

Cũng giống như khi thành lập công ty, nếu lựa chọn thành lập hộ kinh doanh, bạn cũng phải đối mặt với khó khăn như:

  • Việc huy động vốn bị hạn chế, hộ kinh doanh chỉ có thể tự xoay vốn hoặc vay của các cá nhân, tổ chức khác. Cũng không thể rút vốn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.
  • Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng không quá 10 người lao động điều này khiến quy mô kinh doanh, sản xuất luôn bị bó hẹp.
  • Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, do đó mỗi một người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất, muốn thành lập hay muốn tham gia góp vốn hay muốn thành lập công ty khi có nhu cầu thì phải giải thể hộ kinh doanh đang có.
  • Do quy mô nhỏ nên có thể gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn từ bên ngoài hoặc trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • Vì hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng nên nguồn khách hàng do đó sẽ bị hạn chế.

Khái niệm công ty

  • Công ty là là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lý trong đó các bên thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu.
  • Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Các loại hình công ty

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, các loại hình công ty được quy định rõ như sau:

  • Công ty TNHH: Công ty TNHH bao gồm Công ty TNHH một thành viên do 1 tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và tối đa là 50 tổ chức hoặc tổ chức làm thành viên.
  • Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp đặc thù mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cá nhân hoặc tổ chức có thể là cổ đông của công ty và số lượng tối thiểu là 3 cổ đồng và không giới hạn tối đa.
  • Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có tối thiểu hai thành viên hợp danh, có thể có thêm thành viên góp vốn ngoài các thành viên hợp danh. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty chỉ giới hạn trong phạm vi họ đã góp vốn.
  • Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của một cá nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình. Một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể được thành lập bởi một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.

Về các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của công ty

Ngành nghề hoạt động của công ty giống với hệ thống danh sách ngành nghề của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì công ty không được phép kinh doanh những ngành, nghề sau:

  • Kinh doanh các chất gây nghiện như ma túy.
  • Kinh doanh động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên hay mẫu vật các loài thực vật.
  • Hoạt động mua bán mại dâm.
  • Hoạt động mua, bán bộ phận cơ thể người, bào thai người.
  • Kinh doanh thuốc nổ, pháo nổ.
  • Dịch vụ đòi nợ.

Ưu và nhược điểm của công ty

Ưu điểm của công ty

Công ty là một mô hình hoạt động phổ biến nhất hiện nay bởi nó có các ưu điểm sau:

  • Với tư cách công ty, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau đối với một số loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, đặc biệt là công ty cổ phần còn có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn lớn. Điều mà hộ kinh doanh không có được.
  • Ngoài công ty hợp danh các thành viên công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn thì đối với các loại hình công ty còn lại, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản của công ty chứ không bằng toàn bộ tài sản của mình nên vẫn có thể tham gia góp vốn hoặc thành lập doanh nghiệp khác.
  • Có thể mở rộng kinh doanh với quy mô lớn, có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau bằng cách lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hay lập địa điểm kinh doanh. Nên khi có nhu cầu tăng thêm thành viên dễ dàng hơn với loại hình hộ kinh doanh.
  • Khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty sẽ cao hơn vì có thương hiệu riêng được xây dựng bởi chính uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.

Nhược điểm của công ty

Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn loại hình này, bạn cũng phải đối mặt với các tồn tại như:

  • Thủ tục thành lập, thay đổi hoặc giải thể công ty phức tạp hơn.
  • Cơ chế giám sát, quản lý công ty sẽ gặp nhiều khó khăn do quy mô lớn và phức tạp hơn so với hộ kinh doanh.
  • Công ty có nghĩa vụ đóng nhiều loại thuế và khá phức tạp. Ngoài thuế cơ bản như lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp bạn sẽ còn phải đóng hộ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, thu hộ thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp còn phải đóng thêm thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt,…

Nên mở hộ kinh doanh hay công ty  ?

Việc lựa chọn nên mở hộ kinh doanh hay công ty để tiến hành hoạt động, sản xuất kinh doanh tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, khả năng, định hướng phát triển kinh doanh của bạn, ưu nhược điểm của việc thành lập công ty và hộ kinh doanh cùng các yếu tố khác,…

Trước khi lựa chọn mô hình kinh doanh, bạn cần đánh giá kĩ từng loại hình đăng ký.

  • Cần biết nếu chỉ buôn bán nhỏ thì có nên thành lập công ty?
  • Trong điều kiện cụ thể của bản thân thì thành lập hộ kinh doanh hay công ty có lợi hơn?
  • Và mỗi loại hình kinh doanh thì có những ưu và nhược điểm gì?

Tóm lại, tùy theo ngành nghề kinh doanh và định hướng phát triển, bạn nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty sao cho phù hợp.

Nếu quy mô kinh doanh lớn, số lượng nhân công nhiều, cần nguồn lực tài chính lớn và mong muốn mở rộng sản xuất trong tương lai thì có thể ưu tiên lựa chọn một trong các loại hình công ty.

Còn nếu bạn chỉ muốn kinh doanh nhỏ lẻ trong phạm vi gia đình, nhân công ít, dễ dàng quản lý thì nên lựa chọn loại hình hộ kinh doanh thay cho công ty.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488