Quy định pháp luật về thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh

by Nguyễn Thị Giang

Hiện nay nhiều chủ kinh doanh vẫn còn chưa nắm được quy định của pháp luật về thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh như thế nào? Để tránh được những rủi ro từ việc không nộp thuế môn bài thì Luật Đại Nam sẽ có bài viết cụ thể về quy định của pháp luật về thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh như sau:

Quy định pháp luật về thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh

Quy định pháp luật về thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh

Cơ sở pháp lý:

  •  Nghị định 126/2022/NĐ-CP
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC

Thuế môn bài (lệ phí môn bài) là gì?

Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Hiểu đơn giản, đây là mức thuế doanh nghiệp phải nộp hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký; doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy quốc gia/địa phương.

Đối tượng nộp lệ phí môn bài gồm những ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;.
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
– Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh;
– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có);
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là gì? Đặc điểm của địa điểm kinh doanh

Trước hết, địa điểm kinh doanh có thể được hiểu là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể như mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tạo ra doanh thu giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí vận chuyển, tăng độ phủ của thương hiệu, đồng thời dễ dàng tiếp cận với đối tác mới và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.

  • Mặt khác, doanh nghiệp muốn thành lập địa điểm kinh doanh phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và một số văn bản liên quan.
  • Từ khái niệm trên, kết hợp cùng các quy định của pháp luật, có thể thấy địa điểm kinh doanh mang những đặc điểm nổi bật như sau:
  • Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
  • Doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;
  • Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với các ngành, nghề cụ thể mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng, phải thực hiện hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty theo hình thức kê khai thuế tập chung.
  • Tên địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp.
  • Địa điểm kinh doanh không được cùng (không được trùng) là trụ sở chính của doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục lập địa điểm kinh doanh

Các yêu cầu về tên địa điểm kinh doanh

Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã quy định:

Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể theo đó:

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

 Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

 Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức.

Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

Thông báo lập địa điểm kinh doanh.

  • Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
  •  Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh

Việc thông báo lập địa điểm kinh doanh phải tuân theo các bước như sau:

Bước 1: Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:

  • + Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
  • + Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • + Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Có nhiều địa điểm kinh doanh khác tỉnh thì nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài ở đâu?

Điểm k khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài như sau:

Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế

Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

k) Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

Như vậy, trường hợp có nhiều địa điểm kinh doanh khác tỉnh nơi có trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài tại cơ quan thuế có địa điểm kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định pháp luật về thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh .Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488