Học việc là hình thức doanh nghiệp hoặc tổ chức tạo môi trường học tập chuyên môn nghề nghiệp cho bạn, trong quá trình này bạn sẽ nhận được những kinh nghiệm từ công việc thực tế và có thể nhận được thù lao nếu tạo ra được kết quả, giá trị cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng Luật Đại Nam tìm hiểu mẫu hợp đồng học việc theo quy định mới nhất. Mời quý độc giả theo dõi!
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019.
Hợp đồng học việc là gì?
Hợp đồng học việc chính là sự thỏa thuận của người có nhu cầu học việc với doanh nghiệp,tổ chức hoặc cá nhân khác thông qua văn bản. Theo đó, cá nhân có nhu cầu sẽ được doanh nghiệp hướng dẫn, quản lý trong suốt quá trình học việc.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết về hợp đồng học việc do đó nội dung và hình thức của loại hợp đồng này có thể được xem xét thông qua hợp đồng đào tạo và hợp đồng học nghề.
Các quy định cần tuân thủ đối với hình thức học việc này là:
– Người học việc phải từ đủ 14 tuổi trở lên và có sức khỏe phù hợp để thực hiện công việc.
– Nội dung hợp đồng cần ghi rõ về công việc, nơi học việc, thời gian học việc, chi phí học việc cùng trách nhiệm của người hướng dẫn và người học việc.
– Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhận học việc cần hướng dẫn, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, điều kiện để người có nhu cầu học việc có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết sau khi đã hoàn thành khóa học.
– Thời gian học nghề, học việc không được quá 03 tháng theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019
Nội dung của hợp đồng học việc
Thông thường nội dung của hợp đồng sẽ do thỏa thuận của hai bên chủ thể có liên quan: là người có nhu cầu học việc và tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận học viên. Tuy nhiên, hợp đồng học việc cần phải đảm bảo có các nội dung sau đây:
– Thông tin của hai chủ thể trong hợp đồng.
– Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian học việc.
– Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được học việc.
– Mức trợ cấp và hình thức trả trợ cấp.
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
– Trách nhiệm của người lao động.
Nội dung hợp đồng có thể thay đổi tùy theo thỏa thuận, văn hóa công ty và tình hình thực tế. Tuy nhiên, từ ngữ và cách hành văn luôn cần phải đảm bảo dễ hiểu ngắn gọn, tránh dài dòng lôi thôi khiến người đọc khó hiểu hoặc nhầm ý.
Mẫu hợp đồng học việc theo quy định mới nhất
Luật Đại Nam xin giới thiệu đến bạn đọc một số mẫu hợp đồng học việc để quý bạn đọc tải về hoặc soạn thảo trực tuyến in ra để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỌC VIỆC
Số :……………………..
Hợp đồng học việc được thành lập ngày…….. tháng…… năm……… tại Trụ sở chính Công ty …………………….
Chúng tôi gồm có:
BÊN DẠY NGHỀ (BÊN A): Công ty ………………………………………………
Đại diện bà:……………………………………………………………..
Chức vụ: ……………………………………………………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………..
Email:………………………………………………………………….
Mã số thuế:……………………………………………………………….
BÊN HỌC NGHỀ (BÊN B):
Họ và tên: ……………………………………..
Sinh ngày: ………./………./…………..
Trình độ văn hóa:……………………….
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:……………………………………………………………..
CCCD/ CMTND số:………………………………………………… Cấp ngày:……./………/………… tại……………………………………………………………………………………………………..
Hai bên cùng nhau thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A tuyển dụng học viên là Bên B vào vị trí học viêc với nội dung chi tiết được quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này
ĐIỀU 2: CHẾ ĐỘ HỌC NGHỀ
2.1 Thời gian học nghề: …………………………. (tức……………. tuần). Kể từ ngày……. tháng……. năm…….. đến ngày……… tháng……. năm……..
2.2 Thời gian học việc:
- Trong ngày:
Sáng: từ…………….. đến……………………
Chiều: từ……………… đến……………………….
- Trong tuần: …….giờ/tuần (Từ thứ…. đến thứ……..)
2.3 Chế độ nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày Lễ, Tết theo đúng quy định của luật Lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.4 Học viên được công ty cấp phát
…………………………………………….
………………………………………………
………………………………………………
2.5 Người học được tạo điều kiện thuận lợi để học việc và trong môi trường đảm bảo an toàn, vệ sinh theo các quy định hiện hành của Việt Nam.
ĐIỀU 3: CHI PHÍ TRỢ CẤP, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, THỜI HẠN THANH TOÁN TRỢ CẤP
3.1 Chi phí trợ cấp:
– Bên B được trả trợ cấp trong quá trình học việc là ………………….đồng /ca làm việc
– Với trường hợp bên B làm thêm giờ thì bên A có trách nhiệm trả thêm tiền trợ cấp theo công thức:
Mức trợ cấp trên một giờ làm thêm bằng mức trợ cấp của 1 giờ làm việc trong ca làm việc bình thường. Cụ thể:
– Mức trợ cấp bằng 130% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm thêm vào ngày thường.
– Mức trợ cấp bằng bằng 160% mức trợ cấp cho một giờ làm việc thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
– Mức trợ cấp bằng 200% mức trợ cấp cho một giờ làm việc thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ.
3.2 Phương thức thanh toán:
Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với thông tin người thụ hưởng trợ cấp được lưu trên hệ thống của công ty như sau:
………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………
3.3 Thời hạn thanh toán
Bên A thanh toán trợ cấp học việc cho Bên B vào ngày 05 hàng tháng.
ĐIỀU 4: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
4.1 Nghĩa vụ của bên B
– Trong quá trình học tập phải tuyệt đối chấp hành nội quy các quy chế của công ty và các quy định của pháp luật. Trong trường hợp học viên vi phạm thì sẽ phải bồi thường toàn bộ học phí của khóa học, đền bù những tổn thất mình đã gây ra và các trách nhiệm khác trước pháp luật.
– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các nhiệm vụ và công việc đã được phân công. Báo cáo tiến độ và kết quả công việc được người quản lý giao.
4.2 Quyền của bên B
– Bên B có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến và quan điểm riêng của mình để bảo đảm quyền lợi của bản thân và có thể giúp công ty càng thêm phát triển.
– Bên B được học tập đầy đủ lý thuyết và thực hành bởi công việc thực tế theo đúng tiến độ học tập, đúng chất lượng mà chương trình của công ty đã nêu.
– Bên B được bên A hướng dẫn và phân công công việc cụ thể trong thời gian học việc.
– Bên B được nghỉ các ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật và nghỉ phép có hưởng trợ cấp tối đa là 02 ca/ tháng.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
5.1 Nghĩa vụ của bên A
– Bên A thực hiện đầy đủ những cam kết đã ghi trong hợp đồng này để bên B được học tập trong môi trường tốt nhất, đạt kết quả cao nhất, theo các tiêu chuẩn đã thỏa thuận trước đó.
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn trợ cấp theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng.
5.2 Quyền của bên A
– Bên A có quyền điều chuyển bên B giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên B vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng quy chế của công ty, hoặc gây ra những sự cố làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty.
ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
6.1 Những thỏa thuận khác: Sẽ được bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng (nhưng phải được
6.2 Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày……. tháng…… năm……. đến ngày ……. tháng …… năm……..
Hợp đồng này được lập thành 02 bản chính và có giá trị pháp lý như nhau (mỗi bên giư 01 bản).
BÊN A BÊN B
Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu hợp đồng học việc theo quy định mới nhất do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Xem thêm: