5 loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự

by Lê Quỳnh

Hợp pháp hóa lãnh sự là cụm từ không quá xa lạ nhưng còn mới mẻ với rất nhiều người. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Những loại giấy tờ nào sẽ không được thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết 5 loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự sau đây.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Thông tư 01/2012/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số quy định của nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP có quy định về khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự như sau:

Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Như vậy, hợp pháp hóa lãnh sự được sử dụng trong việc làm giấy tờ, ám chỉ công việc của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

5 loại giấy tờ không đươc hợp pháp hóa lãnh sự

5 loại giấy tờ không đươc hợp pháp hóa lãnh sự

5 loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự

Tại Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP có quy định các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự như sau:

“Điều 10. Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.

3. Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.

4. Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.

5. Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.”

Đồng thời, cũng tại Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự được quy định cụ thể như sau:

“Điều 4. Giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 2 Điều 10 Nghị định có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 4 Điều 10 Nghị định đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.

3. Giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 5 Điều 10 Nghị định có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, 5 loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG bao gồm:

–  Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

– Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

– Giấy tờ tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.

– Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Mức thu phí cho việc hợp pháp hóa lãnh sự là bao nhiêu?

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 157/2016/TT-BTC thì chi phí để thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự là:

Điều 5. Mức thu phí

1. Mức thu phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự, như sau:

a) Chứng nhận lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.

b) Hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.

c) Cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 (năm nghìn) đồng/lần.

2. Phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).”

Theo đó, việc hợp pháp hóa lãnh sự được tính 30.000 đồng cho một lần thực hiện. Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự thì nên tìm hiểu kỹ càng về mức thu phí cũng như quy trình thủ tục thực hiện để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề 5 loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488