Những điều cần biết về Căn cước công dân gắn chip

by Lê Quỳnh

Căn cước công dân là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với công dân Việt Nam, bởi, cả nước ta vừa trải qua những đợt cao điểm cấp và làm thẻ Căn cước công dân trên phạm vi toàn lãnh thổ. Vậy, trên góc độ pháp lý Căn cước công dân có ý nghĩa gì đối với mỗi người? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua nội dung bài viết những điều cần biết về Căn cước công dân gắn chip sau đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Căn cước công dân 2014.
Những điều cần biết về Căn cước công dân gắn chip

Những điều cần biết về Căn cước công dân gắn chip

Căn cước công dân là gì

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước Công dân 2014 thì căn cước công dân được định nghĩa như sau:

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng: căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, là thông tin cơ bản về lai lịch để nhận dạng công dân theo quy định của pháp luật.

Những điều cần biết về Căn cước công dân gắn chip

Về đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Luật Căn cước công dân có quy định về đối tượng được cấp loại giấy tờ này tại khoản 1 Điều 19 là Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân.

Không chỉ vậy, tại Điều 21 còn quy định rằng: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra, những người đã làm và sử dụng Chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch sẽ được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.

Về số Căn cước công dân chính là mã định danh cá nhân

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân thì số thẻ căn Cước công dân là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân. Mã này sẽ gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác. Mã định danh cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.

Về căn cước công dân có thể sử dụng thay thế hộ chiếu

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Do đó trong một số trường hợp, thẻ Căn cước công dân có thể sẽ thay thế được hộ chiếu. (Theo khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014)

Về nhiều trường hợp được miễn phí khi cấp thẻ CCCD

Các trường hợp được miễn phí khi cấp thẻ CCCD bao gồm:

– Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí (Theo khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân quy định)

– Đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 của Luật Căn cước công dân (Theo điểm a khoản 3 Điều 32)

– Công dân không phải nộp lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp: Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; trường hợp thẻ Căn cước Công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định; đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân. Ngoài ra, có một số đối tượng được miễn phí khi làm CCCD.

Có thể không cần về nơi thường trú để làm CCCD

Hiện nay, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào hoạt động, người dân cần về nơi thường trú để cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong hầu hết mọi trường hợp. Tuy nhiên, theo Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA, trường hợp cấp lại thẻ CCCD; đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; cấp lại khi thẻ bị hư hỏng không sử dụng được là những trường hợp có thể thực hiện tại Công an cấp tỉnh của bất cứ địa phương nào.

Ngoài ra, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động, công dân có thể đến bất cứ cơ quan nào dưới đây để làm thẻ (Điều 26 Luật CCCD):

+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Căn cước công dân gắn chip có thể được tích hợp nhiều loại giấy tờ

Theo Bộ Công an, thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai kết hợp cùng nhiều cơ quan khác, nghiên cứu để tích hợp các loại giấy tờ lên CCCD gắn chip sao cho hiệu quả, tiết kiệm. Không chỉ vậy, văn phòng Chính phủ cũng liên tục có văn bản đốc thúc Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước. Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.

Căn cước công dân gắn chip không có chức năng định

Theo khẳng định của Bộ Công an chip được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Chip này không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Thủ tục làm Căn cước công dân đơn giản

Để làm Căn cước công dân, công dân cần điền vào Tờ khai làm Căn cước công dân gắn chip. Nếu thông tin của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ Công an so sánh thông tin Tờ khai với Cơ sở dữ liệu này. Nếu chính xác sẽ tiếp hành chụp ảnh, lăn tay… Nếu thông tin chưa chính xác, công dân cung cấp các giấy tờ để cán bộ so sánh, đối chiếu…

Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia chưa đi vào hoạt động, người dân phải mang theo Sổ hộ khẩu. Nếu thông tin Sổ hộ khẩu thiếu hoặc chưa chính xác, người dân mới cần mang theo Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề những điều cần biết về Căn cước công dân gắn chip do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488