Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh theo quy định mới nhất

by Lê Quỳnh

Góp vốn là hoạt động diễn ra rất phổ biến trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Mục đích của góp vốn thông thường là: góp vốn để mua bán, góp vốn thành lập công ty, góp vốn đầu tư, góp vốn trong kinh doanh,… Trong phạm vi bài viết mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh theo quy định mới nhất này, Luật Đại Nam sẽ tiến hành phân tích và làm rõ khái niệm về góp vốn kinh doanh. Đồng thời qua đó hướng dẫn quý khách hàng cách để soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Góp vốn kinh doanh là gì?

Tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về cách hiểu của góp vốn như sau:

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản về thuật ngữ góp vốn kinh doanh là việc một chủ thể bất kỳ tiến hành góp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để tạo thành vốn điều lệ của công ty có thể tại thời điểm thành lập công ty hoặc sau khi công ty đã được thành lập nhằm mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận và các nghĩa vụ về tài sản khác có liên quan.

Tài sản mang vào góp vốn để kinh doanh rất đa dạng bao gồm rất nhiều loại tài sản khác nhau như đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.Trong trường hợp tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh theo quy định mới nhất

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh theo quy định mới nhất

Hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hợp đồng góp vốn kinh doanh hay còn được gọi là biên bản hợp đồng hợp tác đầu tư: được lập ra và ký kết giữa các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức để thỏa thuận về việc cùng thực hiện góp vốn để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận cũng như phân chia phần lợi nhuận đó một cách hợp lý.

Hợp đồng góp vốn được soạn thảo với mục đích là dùng để ghi chép về việc thỏa thuận góp vốn kinh doanh giữa các thành viên trong hội đồng quản trị. Thông thường, trong hợp đồng vốn góp kinh doanh sẽ phải có các nội dung như: thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần thành viên tham gia cuộc họp, mục đích góp vốn, thời hạn vốn, số vốn góp,…

Nội dung và các điều khoản có trong hợp đồng phần lớn sẽ do sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng quyết định, hay phụ thuộc vào tình hình thực tế. Tuy nhiên người soạn thảo cần đảm bảo rằng những thông tin được ghi trong văn bản là chính xác, có tính xác thực, đồng thời từ ngữ và cách hành văn cùng cần phải rõ ràng minh bạch, đơn nghĩa; để tránh xảy ra những trường hợp tranh chấp không đáng có xảy ra trong tương lai.

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh theo quy định mới nhất

Sau đây, Luật Đại Nam xin giới thiệu đến quý khách hàng một số mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh theo quy định mới nhất hiện nay. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tải về hoặc soạn thảo trực tuyến in ra để sử dụng tại đây. Nếu trong quá trình biên soạn quý khách hàng gặp phải những vướng mắc xuất phát từ tình hình thực tế thì đừng ngần ngại liên hệ đến số hotline 0975422489 – 0961417488 hoặc liên hệ qua email: luatdainamls@gmail.com để nhận được sự giải đáp và giúp đỡ kịp thời nhất.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….,ngày….tháng….năm…..

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN KINH DOANH

Số:…/…/HĐGVKD

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh và năng lực của các bên.

Chúng tôi gồm:

BÊN NHẬN GÓP VỐN ( BÊN A):

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………….

Trụ sở chính: ………………………………………………………………………..

Mã số thuế: …do … cấp ngày …/…/…

Đại diện bởi: Ông/bà:……………….Chức vụ: ……………………………………

BÊN GÓP VỐN ( BÊN B):

Ông/bà : …………………………. Sinh năm: ……………………………………

Chứng minh nhân dân số: …  Ngày cấp: …/…/….   Nơi cấp: ……………………

Thường trú : ………………………………………………………………………..

Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất và đồng ý ký kết Hợp đồng góp vốn kinh doanh số:…/…/HĐGVKD với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

Bên B đồng ý góp vốn cho Bên A và cùng với đối tác của Bên A để: …………..

ĐIỀU 2: TỔNG GIÁ TRỊ VỐN GÓP VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN

Tổng giá trị vốn góp Bên A và Bên B góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là:… Nay Bên B góp vốn cho Bên A với số tiền: … VNĐ (Bằng chữ:…) tương đương …% tổng giá trị vốn góp nêu trên.

ĐIỀU 3: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ

Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sau:

– Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

– Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

– Lợi nhuận chỉ được chia khi trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

– Trường hợp các bên cần huy động vốn thêm từ Ngân hàng để đầu tư thực hiện dự án trên đất thì số lãi phải đóng cho Ngân hàng cũng được chia theo tỷ lệ vốn góp.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1 Quyền của Bên A:

– Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn

– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

– Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

– Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên B có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.

– Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

4.2 Nghĩa vụ của Bên A:

– Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Báo cáo việc thay đổi, bổ sung thành viên góp vốn cho bên A

– Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.

– Hỗ trợ cho Bên B để thực hiện các giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp này khi có yêu cầu từ Bên B cho bên thứ ba và thực hiện các thủ tục có liên quan cho bên B hoặc bên thứ ba;

– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1 Quyền của Bên B:

– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

– Yêu cầu bên A cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

– Chuyển nhượng phần vốn góp cho Bên thứ ba nếu được Bên B đồng ý bằng văn bản.

– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không thanh toán lợi nhuận cho mình và cùng chịu rủi ro với mình hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 4.2. Trong trường hợp này, Bên A phải thanh toán lại toàn bộ giá trị vốn góp cho Bên B và phải chịu phạt vi phạm  theo quy định tại Điều 7 cùng với bồi thường thiệt hại cho Bên B theo thiệt hại thực tế đã xảy ra mà Bên B phải gánh chịu.

– Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên A có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.

– Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

5.2 Nghĩa vụ của Bên B:

– Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;

– Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này

– Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.

– Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu.

– Thông báo trước 01 tháng cho Bên A biết việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Bên thứ ba.

– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 6: CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, Bên B có quyền đề nghị chuyển nhượng toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng này cho bên thứ ba. Đề nghị chuyển nhượng phải được lập thành văn bản và được sự chấp thuận của bên A.

– Trước khi ký kết thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng thì bên B phải thanh toán cho bên A các khoản tiền còn thiếu (nếu có).

– Thỏa thuận chuyển nhượng giữa ba bên sẽ được lập thành văn bản. Bên B sẽ chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ và bên thứ ba chấp thuận, cam kết nhận chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ bên B.

– Phí chuyển nhượng hợp đồng này cho bên thứ ba do Bên B chịu.

ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CUỐI

– Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận tại Hợp đồng này.

– Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của Hợp đồng và có giá trị pháp lý như Hợp đồng.

– Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn.

– Trong quá trình thực hiện công việc thỏa thuận trong văn bản nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

– Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

– Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.

– Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

ĐIỀU 8: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản và có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản.

BÊN A

(Ký, ghi rõ họ và tên)

BÊN B

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh theo quy định mới nhất do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488