Khi nào nhà nước thu hồi đất lấn chiếm?

by Đàm Như

Hiện nay, lấn chiếm đất đai xảy ra khá ra khá phổ biến, theo đó lấn chiếm đất là sự thay đổi về ranh giới, dịch chuyển của thửa đất so với ban đầu. Lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật nên câu hỏi đặt ra là khi nào nhà nước thu hồi đất lấn chiếm? Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề trên để bạn tham khảo.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định số 91/2019/NĐ-CP nghị định quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
  • Nghị định số 43/2014/NĐ- CP nghị định quy định chi tiết luật đất đai 2013

Khái niệm lấn chiếm đất đai là gì?

Căn cứ vào điều 3, nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:

“1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

  1. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”

Hiện nay, chưa có văn bản nào định nghĩa về lấn chiếm đất đai là gì. Tuy nhiên có thể hiểu hành vi bị coi là lấn chiếm đất được hiểu là có sự thay đổi ranh giới, dịch chuyển, thay đổi ranh giới thửa đất trên thực tế so với diện tích ban đầu đã được quy hoạch ban đầu, cho phép nhận chuyển nhượng, nhằm mở rộng hơn nữa diện tích thực tế. Và hành vi chiếm đất được coi là hành vi sử dụng đất thông thường mà không được phép hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi nào nhà nước thu hồi đất lấn chiếm?

Khi nào nhà nước thu hồi đất lấn chiếm?

Hành vi lấn, chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Tình trạng lấn chiếm đất diễn ra khá phổ biến, nhất là hành vi lấn chiếm đất công, lấn chiếm đất của người khác. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, hoặc tổ chức có quyền sử dụng đất và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các tranh chấp phát sinh.

Đất bị lấn chiếm có bị nhà nước thu hồi không?

Căn cứ theo quy định tại Luật đất đai năm 2013, thu hồi đất được hiểu là quyết định của Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc đất của người sử dụng đất khi vi phạm pháp luật về đất đai.

Căn cứ vào Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định có các trường hợp Nhà nước thu hồi đất lấn chiếm của người sử dụng đất, bao gồm:

“a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.”

Thứ nhất, thu hồi vì mục đích quốc phòng an ninh là việc thu hồi đất để thực hiện các dự án của Bộ quốc phòng, công an phục vụ cho công an, quân đội như làm nơi luyện tập, đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự, xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia…

Thứ hai, thu hồi đất do vi phạm quy định của pháp luật về đất đai trong các trường hợp sau: Người sử dụng đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng, đã có hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, cố ý hủy hoại đất đai, đất không được chuyển nhượng, tặng cho mà vẫn thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho…

Thứ ba, nhà nước thu hồi đất lấn chiếm do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định pháp luật. Trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất đai, có nguy cơ đe dọa ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất lấn chiếm trong bất kỳ trường hợp nào đối với thu hồi đất lấn chiếm do vi phạm pháp luật.

Trình tự thu hồi đất lấn chiếm mới nhất 2023

Căn cứ theo quy định theo quy định của pháp luật có thể hiểu khi nhà nước tiến hành thu hồi đất lấn chiếm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đảm bảo thực hiện theo trình tự sau đây:

  • Bước 1: Các cơ quan có thẩm quyền lập biên bản về vi phạm hành chính của người sử dụng đất để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
  • Bước 2: Tiến hành thông báo cho người sử dụng đất biết về việc thu hồi đất bị lấn chiếm.
  • Bước 3: Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất bị lấn chiếm trong trường hợp người sử dụng đất không chấp hành.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề nhà nước thu hồi đất lấn chiếm theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488