Hủy bỏ hợp đồng là thuật ngữ không quá xa lạ đối với mọi người. Hủy bỏ hợp đồng sẽ được mọi người áp dụng trong các trường hợp nhất định như: theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam sẽ tiến hành phân tích và làm rõ vấn đề khi nào nên tiến hành biên bản hủy hợp đồng? Mời quý độc giả theo dõi để biết thêm chi tiết.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015.
Biên bản hủy hợp đồng là gì?
Biên bản hủy bỏ hợp đồng là loại giấy tờ, văn bản thường xuyên xuất hiện trong những giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và thi công. Biên bản hủy bỏ hợp đồng hiện nay chưa được pháp luật nước ta quy định cụ thể về khái niệm; tuy nhiên có thể hiểu đơn giản rằng: đây là loại văn bản ghi lại những thỏa thuận hoặc những sự việc xảy ra khi hai bên tiến hành hủy bỏ hợp đồng đã được ký kết trước đó.
Biên bản hủy bỏ hợp đồng sẽ dựa trên những căn cứ được đề cập trong hợp đồng đã được ký kết; các bên sẽ tiến hành hủy bỏ hợp đồng khi nó không còn thỏa mãn lợi ích song phương.
Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng là việc hai bên chủ thể thực hiện một thỏa thuận nhằm chấm dứt thực hiện một giao dịch hoặc một nghĩa vụ nào đó. Căn cứu vào Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 thì những trường hợp hủy bỏ hợp đồng bao gồm:
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
Lưu ý: Thuật ngữ vi phạm nghiêm trọng được hiểu là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Còn trong trường hợp khác do luật định được xem là điều khoản bổ sung cho các trường hợp mà các văn bản luật khác quy định.
Ngoài ra, hợp đồng có thể còn bị hủy bỏ trong trường hợp: một bên chậm thực hiện nghĩa vụ; do một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến bên còn lại; hoặc trong trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng.
Khi nào nên tiến hành biên bản hủy hợp đồng?
Như đã phân tích ở trên về các trường hợp hủy bỏ hợp đồng, việc tiến hành soạn thảo biên bản hợp đồng sẽ phụ thuộc vào thời điểm hai bên quyết định sẽ hủy bỏ hợp đồng đã ký kết. Nghĩa là, khi nào hai bên gặp mặt và thỏa thuận về điều kiện cũng như hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng thì khi đó nên tiến hành biên bản hủy bỏ hợp đồng.
Theo đó, trường hợp nên tiến hành biên bản hủy hợp đồng sẽ là:
+ Một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
+ Một bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng
+ Theo các trường hợp được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.
+ Một bên chậm thực hiện nghĩa vụ;
+ Một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến bên còn lại;
+ Trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng.
Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng
Tại Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng như sau:
– Theo quy định tại khoản 1, khi hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng có thể không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần. Hợp đồng được coi là không có hiệu lực một phần nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm, thỏa thuận về bồi thường thiệt hại cũng như thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Quy định này cho thấy, chỉ cần một sự vi phạm xảy ra có thể dẫn đến nhiều hậu quả như: hợp đồng bị hủy bỏ, bên vi phạm bị phạt vi phạm, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
– Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ giống với hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, cụ thể: các bên chưa thực hiện hợp đồng thì các bên không được thực hiện hợp đồng. Nếu các bên đã thực hiện hợp đồng thì phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi các chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền tương đương với giá trị quy đổi từ vật.
Quy định về thời điểm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định tại đoạn 3 khoản 2 Điều 427 “Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
– Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì bên bị thiệt hại do bên kia vi phạm nghĩa vụ được bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp các bên giao kết hợp đồng mà khi thực hiện có liên quan đến quyền nhân thân như quyền đối với tính mạng, sức khỏe, quyền bí mật đời tư… Nếu hợp đồng bị hủy bỏ thì việc giải quyết hậu quả của hợp đồng sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự và các Luật liên quan có quy định.
– Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật dân sự 2015 thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Theo đó, nếu như không thuộc các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng theo quy định từ Điều 423 đến Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015 thì các bên không được hủy hợp đồng mà buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận. Bởi, sự vi phạm nghĩa vụ nếu không thuộc các trường hợp loại trừ trách nhiệm sẽ khiến cho bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.
Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề khi nào nên tiến hành biên bản hủy hợp đồng? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Xem thêm: