Quy định thu hồi đất nông nghiệp

Quy định thu hồi đất nông nghiệp

by Lê Vi

Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Vậy đất nông nghiệp sẽ được thu hồi trong trường hợp nào? Thủ tục thu hồi cũng như các phương thức bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào? Chính vì vậy, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề Quy định thu hồi đất nông nghiệp

Quy định thu hồi đất nông nghiệp

Quy định thu hồi đất nông nghiệp

Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Thu hồi đất là gì?

Luật Đất đai năm 2013 giải thích:

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Như vậy, chủ thể thực hiện thu hồi đất là Nhà nước.

Đối tượng bị thu hồi đất gồm: Người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất và người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp theo quy định hiện nay

Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Ở các vùng nông thôn, đất nông nghiệp có thể xem là tư liệu sản xuất chính của người nông dân, họ sống chủ yếu bằng việc trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cây,…. Do đó, khi bị thu hồi đất nông nghiệp cũng có thể coi là họ bị mất công ăn việc làm nên việc thu hồi đất phải căn cứ theo quy định của pháp luật và bồi thường thỏa đáng. Nhà nước khi thu hồi đất nông nghiệp thì mảnh đất thu hồi đó phải thuộc một trong các trường hợp sau:Căn cứ vào Điều 16 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1.Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2.Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Điều 74 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2018 Luật Đất đai quy định về nguyên tắc bồi thường về đất như sau:

Một là, chỉ bồi thường khi đất bị thu hồi đáp ứng điều kiện, bao gồm:

  • Hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận; đất sử dụng không phải là đất trả tiền thuê hàng năm.
  • Đất của cộng đồng dân cư, cở sở tôn giáo, tín ngưỡng sử dụng không phải đất do Nhà nước giao, cho thuế; có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận.
  • ….

Hai là, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, trường hợp không có đất để bồi thường, cơ quan có thẩm quyền phải bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể tại địa phương do UBND cấp tỉnh quyết định.

Ba là, việc bồi thường phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu đáp ứng đủ điều kiện để được bồi thường về đất và không thuộc trường hợp không được bồi thường về đât theo quy định của pháp luật, đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ được bồi thường theo quy định tại Điều 77 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2018 Luật Đất đai như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế.

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này”.

Trình tự thu hồi đất nông nghiệp như thế nào?

Ai có quyền quyết định thu hồi đất

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với:

  • Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện), tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với:

  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trình tự thực hiện thu hồi đất

Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm 

Thông báo thu hồi đất trong thời hạn 90 ngày trước khi có quyết định thu hồi đất

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi va thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Ủy ban nhân dân cấp xã và người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện điều tra, khảo sát, đo dạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp xã vận động, thuyết phục người sử dụng đất không phối hợp. Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân câp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi vẫn không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
  • Tổ chức họp trực tiếp lấy ý kiến của người dân trong khu vực có đất thu hồi về phương án bồi thườn, hỗ trợ, tái định cư và lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi;
  • Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhan dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi (nhà văn hóa thôn, bản, xóm);
  • Tổng hợp ý kiến đóng góp về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bằng văn bản ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác;
  • Tổ chức đối thoại với trường hợp có ý kiến không đồng ý và hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
  • Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 3. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, nội dung gồm: nức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
  • Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;
  • Tổ chức vận động, thuyết phục người có đất thu hồi không bàn giao đất. Trường hợp đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định.

Bước 4. Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Như vậy, về cơ bản, trình tự thực hiện thu hồi đất nông nghiệp sẽ được thực hiện theo 4 bước và các công việc chi tiết như đã trình bày trên đây.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy định thu hồi đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488