Nội dung và quy định của bản án hủy quyết định thu hồi đất

by Nguyễn Thị Giang

Theo luật đất đai, thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban Nhân dân xã, phường trị trấn quản lý. Sự thu hồi đất và di chuyển chỗ ở của người dân có thể gây ra sự thiếu thốn nghiêm trọng và những tổn hại về kinh tế- xã hội, môi trường nếu không có một kế hoạch cẩn thận. Trong thực tế hiện nay, vẫn còn những trường hợp thu hồi đất sai quy định dẫn tới tranh chấp, kiện tụng về quyết định thu hồi đất. Khi ấy sẽ có bản án hủy quyết định thu hồi đất. Qua bài viết này Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung: Nội dung và quy định của bản án hủy quyết định thu hồi đất

Nội dung và quy định của bản án hủy quyết định thu hồi đất

Nội dung và quy định của bản án hủy quyết định thu hồi đất

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Thu hồi đất là gì?

Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Theo Điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

Cụ thể, Nhà nước chỉ được thu hồi đất nếu căn cứ thu hồi đất thuộc một trong các trường hợp sau:

Một là, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng.

Việc thu hồi đất vì mục đích, quốc phòng, an ninh thường được xác định là thu hồi đất để thực hiện việc xây dựng, tạo dựng các công trình an ninh quốc phòng như nơi đóng quân, trụ sở làm việc của cơ quan công an, quân đội, hoặc xây dựng thành căn cứ quân sự, cảng, ga quân sự, hay kho tang của lực lượng vũ trang; hoặc xây dựng để dựng thành trường bắn, thao trường, khu thử nghiệm hoặc phá bỏ vũ khí quân sự, xây dựng nhà công vụ…. Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013.

Hai là, Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Người đang sử dụng đất có thể bị Nhà nước thu hồi đất nếu trong quá trình sử dụng đất có một trong các hành vi vi phạm quy định của luật đất đai được quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, Điều 15, Điều 66, 100 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

  • Sử dụng đất không đúng mục đích, dù đã bị xử phạt hành chính trước đó mà còn tái phạm.
  •  Đất được giao, cho thuê để sử dụng nhưng không đúng đối tượng hoặc trái thẩm quyền.
  •  Phần đất mà người sử dụng đất mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn không chấp hành, không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  • Đất bị bỏ hoang, không được sử dụng trong một thời gian dài, cụ thể là không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục đối với đất trồng cây hàng năm; 18 tháng liên tục nếu là đất trồng cây lâu năm; 24 tháng liên tục nếu là đất trồng rừng.
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê để nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư nhưng đã bị bỏ hoang, không được đưa vào sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc trong quá trình làm dự án tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Ba là, Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc do việc sử dụng đất có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.

 Việc quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp này được thực hiện khi có một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật đất đai năm 2013, cụ thể gồm các trường hợp:

  •  Người đang sử dụng đất tự nguyện trao trả đất lại cho Nhà nước (hay còn gọi là hiến đất).
  • Người sử dụng đất là cá nhân bị chết và không có người thừa kế; trường hợp người sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì bị giải thể, phá sản, không có nhu cầu sử dụng đất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh.
  •  Đất đang sử dụng nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sụt lún, sạt lở, bị ảnh hưởng thiên tai là mối đe dọa tính mạng con người.
  •  Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng đã hết thời hạn sử dụng đất và không được gia hạn.

Thẩm quyền thu hồi đất

Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, không phải cơ quan nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất mà theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất. Trong đó:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền để thu hồi đất trong các trường hợp sau:

  •  Thu hồi đất mà người sử dụng đất có yếu tố nước ngoài cụ thể là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trừ trường hợp thu hồi đất của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
  •  Thu hồi đối với phần đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Còn Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với các trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (không có yếu tố nước ngoài) hoặc thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, trong khu vực thu hồi đất vừa có đối tượng bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vừa có đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định việc thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Như vậy, thu hồi đất là một hình thức mà Nhà nước thu hồi lại quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất. Việc thu hồi dù được thực hiện trong trường hợp này thì chỉ được xác định là hợp pháp nếu thuộc vào một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 16, Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013, và được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo Điều 66 Luật đất đai năm 2013.

Quyết định thu hồi đất có hiệu lực khi nào?

Theo như quy định của Luật đất đai, quyết định thu hồi đất sẽ có hiệu lực được tính từ ngày bắt đầu ký quyết định. Tuy nhiên hiện nay pháp luật vẫn chưa có những quy định cụ thể về thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thu hồi đất mà chỉ có những quy định liên quan tới việc hạn chế về quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm và có quyết định về thu hồi đất.

Trước khi đưa ra quyết định thu hồi đất thì đối với đất nông nghiệp chậm nhất là 90 ngày, đối với đất phi nông nghiệp chậm nhất là 180 ngày, phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải thông báo tới cho người có đất bị thu hồi được biết. Về nội dung của thông báo cần phải bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đến

Cũng trong khoảng thời hạn là 30 ngày kể từ ngày tính hiệu lực của quyết định thu hồi đất, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường cần thực hiện chi trả về tiền bồi thường cho người sử dụng đất.

Những trường hợp được yêu cầu hủy bỏ quyết định thu hồi đất

Đối với những trường hợp thu hồi đất trái pháp luật và không thuộc vào trường hợp đủ điều kiện thu hồi đất được quy định trong Luật Đất đai thi có quyền được yêu cầu hủy quyết định thu hồi đất. Tránh cho việc thu hồi tùy tiện, xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Theo Điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng.
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Ngoài những trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật trên thì những quyết định thu hồi đất trái pháp luật sẽ bị hủy bỏ để giúp đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân. Vì vậy người có đất bị thu hồi cần phải nắm bắt xem mình có thuộc vào trường hợp thu hồi đất ở trên hay không. Nếu như không thuộc vào trường hợp trên thì có thể khởi kiện quyết định thu hồi đất.

Bản án hủy quyết định thu hồi đất

 Khoản 2, Điều 282 BLTTDS 2015 quy định Bản án Dân sự có hiệu lực pháp luật khi:

Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

  •  Trong đó thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. (Khoản 1, Điều 280, BLTTDS 2015)
  •  Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay (Khoản 1, Điều 282).

Qua bài viết này hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Nội dung và quy định của bản án hủy quyết định thu hồi đất của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488