Một số vướng mắc liên quan đến quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Nhà ở chưa chứng nhận quyền sở hữu là sao?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật nhà ở 2014.
Nhà ở chưa chứng nhận quyền sở hữu là gì?
Nhà ở chưa chứng nhận quyền sở hữu là nhà ở chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay còn gọi là giấy hồng hay sổ hồng là một văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ nhà xem như là chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền của một cá nhân, tổ chức đối với căn nhà của mình.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhà thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật. Khái niệm liên quan mật thiết là giất chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, giấy đỏ).
Nội dung và mẫu giấy chứng nhận được quy định cụ thể trong nghị định hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở hoặc chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì chỉ cấp một giấy là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp riêng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Theo quy định chi tiết trong Luật Nhà ở năm 2014, tại Việt Nam có ba đối tượng được phép sở hữu nhà ở, bao gồm:
– Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước: Luật cho phép mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền sở hữu nhà ở trong lãnh thổ Việt Nam. Điều này bao gồm các công ty, tổ chức, cơ quan, gia đình và cá nhân Việt Nam.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Theo quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho người Việt Nam xa xứ trở về và có thể sở hữu ngôi nhà tại quê hương.
– Tổ chức và cá nhân nước ngoài: Luật cũng đặt ra một số quy định cụ thể cho tổ chức và cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm:
- Tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo các dự án tại Việt Nam. Điều này đảm bảo rằng các nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu và quản lý các dự án xây dựng nhà ở tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng được phép sở hữu nhà ở. Điều này khuyến khích các tổ chức kinh doanh và tài chính nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản của Việt Nam.
- Cuối cùng, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam cũng có quyền sở hữu nhà ở tại đất nước này. Điều này tạo cơ hội cho các cá nhân nước ngoài sinh sống, làm việc hoặc định cư tại Việt Nam để có một nơi ở ổn định và phát triển sự nghiệp.
Tổng quan về quy định này cho thấy Luật Nhà ở đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng khác nhau sở hữu nhà ở tại Việt Nam, từ người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài đến tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư và nhập cảnh vào Việt Nam. Điều này mang lại lợi ích cho cả quốc gia và thị trường bất động sản, đồng thời khẳng định sự mở cửa và hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Trình tự thực hiện việc cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở.
Căn cứ Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, trình tự xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm các bước sau đây:
Bước 1:
- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.
Bước 2:
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp GCN thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
Trường hợp đăng ký đất đai
Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất
Xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, có thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng không, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính
Trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
Niêm yết công khai
Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3:
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
- Trường hợp hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở
- Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất;
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa; xác nhận có đủ điều kiện được cấp GCN hay không vào đơn đăng ký;
- Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;
- Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
- Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp GCN thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính; cập nhật bổ sung vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao GCN cho người được cấp hoặc gửi GCN cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.
Bước 4:
Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCN;
- Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCN sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 5:
Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp GCN thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Nhà ở chưa chứng nhận quyền sở hữu là sao?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online 2023
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở mới nhất
- Mẫu đơn đơn báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất