Ưu – nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế GTGT

by Thị Thảo Đào

Thuế GTGT là sắc thuế phổ biến và gần như người làm kế toán phải theo dõi trong bất kì mô hình kinh doanh nào. Theo quy định hiện hành sẽ có hai phương pháp kê khai thuế GTGT bao gồm phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp lựa chọn kê khai phương pháp khấu trừ. Ưu nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế GTGT là gì? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

ưu nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế gtgt

ưu nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế gtgt

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 219/2013/TT-BTC
  • Luật thuế giá trị gia tăng

Đối tượng áp dụng:

  • Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên.
  • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay (trường hợp này có thể tham khảo Thông tư 103/2014/TT-BTC về thuế nhà thầu).

>>>>Tìm hiểu thêm: Điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

Tính số thuế phải nộp 

Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. 

Thuế suất:

Có 03 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể:

  • Thuế suất 0%;
  • Thuế suất 5%;
  • Thuế suất 10%

Hạch toán thuế

  • Thuế đầu vào được hạch toán vào Nợ 133
  • Thuế đầu ra được hạch toán vào Có 33311
  • Vat phải nộp = Có 33311- Nợ 1331

Bút toán đối trừ thuế

Nợ TK 3331

            Có TK 1331

Ưu điểm của phương pháp khấu trừ thuế GTGT

  • Được khấu trừ số tiền thuế GTGT đầu vào.
  • Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được hoàn thuế.
  • Chủ động trong việc cân đối số thuế GTGT phải nộp.

Nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế GTGT

  • Nhiều quy định liên quan đến hóa đơn, cách tính thuế GTGT, đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, áp dụng thuế suất cho các loại mặt hàng khác nhau,…mang đến cho phương pháp này nhiều sự phức tạp cũng như quá trình nghiên cứu trước khi sử dụng tại doanh nghiệp.
  • Yêu cầu chuyên môn kế toán cao, am hiểu các luật về thuế kế toán khi sử dụng phương pháp này bởi vì phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ.

So sánh phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp trực tiếp

Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Đối tượng áp dụng:
– Nếu xác định doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT năm 2015 theo khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính có doanh thu trên 1 tỷ đồng thì tiếp tục áp dụng theo phương pháp khấu trừ năm 2016, 2017.

– Nếu xác định doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT năm 2015 theo khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính có doanh thu dưới 1 tỷ đồng. Nếu đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì phải nộp mẫu 06/GTGT trước ngày 20/12/2015 để áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ năm 2016, 2017. Trường hợp không nộp mẫu 06/GTGT thì áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp cho kỳ ổn định năm 2016, 2017.

+ Đối với doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện PP khấu trừ. ( Trước 1/1/2014)

+ Còn doanh nghiệp mới thành lập không đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ (  Hộ  cá nhân kinh doanh)

Hóa đơn sử dụng:
+ Hóa đơn GTGT mẫu 01GTKT Hóa đơn bán hàng mẫu 02GTGT
Tính thuế GTGT
+ Thuế GTGT(VAT) phải nộp =  Thuế VAT đầu ra – thuế GTGT đầu vào VAT = DN * tỷ lệ %
Thuế Suất
        Không chịu thuế

         Chịu thuế 0%

         Chịu thuế 5%

         Chịu thuế 10%

 

 

 

+ Về việc phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu :5%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3%

+ Hoạt động kinh doanh khác 2%

( Chi tiết ngành nghề áp dụng tỉ lệ % ở trên các bạn vào phụ lục thông tư 119)

Khai thuế GTGT
Mẫu 01/GTKT   

 

Mẫu 04/GTGT
Hạch toán thuế
Thuế đầu vào được hạch toán vào Nợ 133

Thuế đầu ra được hạch toán vào Có 33311

Vat phải nộp = Có 33311- Nợ 1331

Bút toán đối trừ thuế

Nợ TK 3331

         Có TK 1331

      Thuế đầu vào được hạch toán vào chi phí hoặc nguyên giá tài sản (không có tK 133)

       Thuế đầu ra được hạch toán giảm doanh thu:

 Nợ 511

   Có 33311

       Vat phải nộp = Có 33311

>>Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Ưu nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn thuế GTGT của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế GTGT nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục hoàn thuế
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488