Hợp đồng học việc

by Trương Mỹ Linh

Trước khi hai bên người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động chính thức thì ngoài hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động, trên thực tế các bên còn giao kết một loại hợp đồng gọi là hợp đồng học việc. Nhằm đào tạo để đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khả năng giải quyết công việc của người lao động mà các bên tiến hành giao kết loại hợp đồng này. Dưới đây là các quy định về hợp đồng học việc mà các bên giao kết hợp đồng cần nắm bắt:

Hợp đồng học việc là gì?

Hiện nay tại Bộ luật lao động chưa có quy định nào giải thích về khái niệm liên quan đến hợp đồng học việc.

Xét về mặt bản chất thì khái niệm học việc có thể coi là tương đồng với khái niệm học nghề vì mục đích đều nhằm đào tạo, trang bị cho người học việc những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho việc thực hiện công việc trong tương lai.

Bạn có thể tham khảo định nghĩa về hợp đồng học việc như sau:

Hợp đồng học việc là loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa người đứng đầu, đại diện hợp pháp cho cơ sở dạy nghề và người học nghề về các quyền và nghĩa vụ của mình.

Hợp đồng học việc

Hợp đồng học việc

Nội dung cần có trong hợp đồng học nghề

– Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được;

– Nơi học và nơi thực tập;

– Thời gian hoàn thành khóa học;

– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

– Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp

Hợp đồng học nghề ngoài những nội dung quy định ở trên thì còn có các nội dung sau:

– Cam kết của người học nghề về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

– Cam kết của doanh nghiệp về giao kết hợp đồng lao động sau khi học xong;

– Trả công cho người học nghề trực tiếp; hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề.

Hợp đồng học nghề được giao kết trực tiếp giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Hợp đồng phải giao kết bằng văn bản trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp; học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Khi giao kết bằng văn bản thì hợp đồng học nghề được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.

Doanh nghiệp có quyền ký hợp đồng học việc không?

Theo quy định Bộ Luật lao động liên quan đến học nghề,

Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng học việc hay còn gọi là hợp đồng học nghề nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:

– Mục đích ký kết hợp đồng là để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình.

– Chỉ được tuyển dụng những người học nghề phải từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì chỉ được tuyển những người từ đủ 18 tuổi trở lên ngoại trừ những người học nghề trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

– Chỉ được tuyển dụng những người đảm bảo về sức khỏe sao cho phù hợp với yêu cầu của việc học nghề.

– Các bên phải giao kết hợp đồng đào tạo theo quy định của luật.

Quyền lợi của người lao động trong thời gian học việc

Người lao động trong thời gian học việc tuy chưa có kinh nghiệm hay kĩ năng trong công việc nhưng công sức mà người lao động bỏ thời gian ra vẫn được ghi nhận và trả lương. Theo đó người lao động:

– Không phải đóng học phí khi được tuyển vào học việc để làm việc cho doanh nghiệp;

– Trong thời gian học việc, nếu người học việc trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thoả thuận;

– Được tạo điều kiện tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

– Hết thời gian học việc, được ký kết hợp đồng lao động khi đủ điều kiện.

Tuy nhiên, người học việc cũng cần lưu ý, khi doanh nghiệp tuyển người vào học việc để làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học việc không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí theo thỏa thuận hoặc xác định trong hợp đồng học việc. (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019).

Hợp đồng học việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Theo Bộ luật lao động 2019 thì trong thời gian học việc, tập việc; người học việc, tập việc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người học việc, tập việc. Mức lương sẽ được người sử dụng lao động và người học việc, tập việc thỏa thuận sao cho phù hợp với điều kiện, tính chất, mức độ công việc.

Căn cứ theo khoản Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì tiền lương trong thời gian thử việc cũng là một trong những thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Nên trong thời gian này, nếu người học việc, tập việc được nhận tiền lương hoặc các nguồn thu nhập có tính chất tiền lương thì người học việc, tập việc phải đóng thuế thu nhập các nhân theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hợp đồng học việc”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Hợp đồng song ngữ

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488