Thành lập văn phòng giao dịch của công ty thường gắn liền với sự phát triển của công ty với mục đích là mở rộng phạm vi kinh doanh. Sự phát triển lâu dài, thịnh vượng và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty không thể không nhắc đến văn phòng giao dịch. Thủ tục thành lập văn phòng giao dịch có những điều kiện riêng biệt do pháp luật quy định.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Thế nào là văn phòng giao dịch?
Văn phòng giao dịch là văn phòng doanh nghiệp dùng để kinh doanh thay thế cho các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật có ba loại hình, cụ thể như sau:
- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần các chức năng của doanh nghiệp như đại diện theo ủy quyền, đây là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện là có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền, đại diện cho lợi ích và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, đây là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
- Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đây là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập văn phòng giao dịch của doanh nghiệp
Bước 1: Tiến hành soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, hội đồng quản trị nếu là công ty cổ phần, các thành viên hợp danh nếu là công ty hợp danh.
- Bản sao về quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện.
- Và một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp phải thực hiện gửi thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh:
Thời gian là 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh.
Trong thông báo phải có đầy đủ các nội dung sau:
- Mã số của doanh nghiệp.
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh.
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh.
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu và đầy đủ họ tên, nơi cư trú của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
- Và một số giấy tờ khác có liên quan.
Xem thêm: Thông báo hoạt động của văn phòng đại diện sau khi thành lập
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ nhập thông tin hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trong thời gian là 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, trên cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ cập nhật về thông tin.
Lưu ý thành lập văn phòng giao dịch công ty
Một số lưu ý khi thành lập văn phòng giao dịch như sau:
- Khi có nhu cầu thành lập chi nhánh văn phòng giao dịch, phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh văn phòng giao dịch đặt trụ sở chính.
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
- Về việc đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tự kê khai đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký quốc gia.
- Doanh nghiệp phải có thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện giao dịch ở nước ngoài.
- Trước khi thành lập văn phòng giao dịch của doanh nghiệp Quý khách hàng cần tìm hiểu kỹ các thủ tục pháp lý, tránh trường hợp xảy ra sai sót tốn thời gian, công sức và tiền bạc.
Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
- Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
- Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại
- Thủ tục Thành lập doanh nghiệp khai thác khoáng sản
- Thành lập doanh nghiệp cần những giấy tờ gì?