Ở nhờ nhà là một hình thức phổ biến được đa số người sử dụng để thuận tiện hơn cho việc học tập, làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của mình. Để đảm bảo tính hợp pháp và tránh các rủi ro sau này đối với hình thức ở nhờ nhà, người ở nhờ cần hết sức chú ý các vấn đề pháp lý liên quan tới hợp đồng cho ở nhờ. Ngoài ra, hợp đồng cho ở nhờ là một trong các giấy tờ bắt buộc phải có để công dân đó đăng ký nơi thường trú tại địa phương. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ mang đến cho quý bạn đọc thông tin về Hợp đồng cho ở nhờ để đăng ký thường trú.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật cư trú
- Luật dân sự
Điều kiện đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ
Ở nhờ nhà không dừng lại ở việc đã có chỗ ở hợp pháp mà công dân phải thực hiện việc đăng ký chỗ ở nhờ đúng theo các điều kiện được quy định của pháp luật để chỗ ở đó được coi là hợp pháp và đủ điều kiện để đăng ký thường trú. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện này, việc nộp hồ sơ đăng ký thường trú của người ở nhờ có thể bị cơ quan có thẩm quyền từ chối hồ sơ và do đó có thể xảy ra các rủi ro sau này đối với người ở nhờ khi không thực hiện đầy đủ việc đăng ký cư trú. Vì vậy, người ở nhờ bắt buộc phải tuân theo đúng các điều kiện để đăng ký thường trú để có thể bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Khoản 3 Điều 20 Luật cư trú năm 2020, công dân cần đáp ứng các điều kiện sau để có thể đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:
Thứ nhất, được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
Thứ hai, bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
>> Xem thêm: Quy định về hợp đồng thử việc
Thủ tục đăng ký thường trú cho người ở nhờ
Sau khi đã chuẩn bị một số các loại hồ sơ, giấy tờ theo quy định của pháp luật, người ở nhờ cần phải sắp xếp hồ sơ và thực hiện việc ra các cơ quan đúng thẩm quyền để đăng ký thường trú. Việc đăng ký này nếu không thực hiện đúng từ đầu thì sẽ rất mất thời gian cũng như công sức của người đăng ký bởi các cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu người đó bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nhiều lần, gây phiền toái cho quá trình đăng ký thường trú của người dân. Để tránh mất thời gian và việc đăng ký thường trú diễn ra có hiệu quả, người ở nhờ cần tuân thủ thủ tục đăng ký thường trú theo các bước nhất định.
Người ở nhờ cần thực hiện đăng ký thường trú theo các bước như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký.
Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định.
Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?
Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người ở nhờ
Sau khi đã chuẩn bị xong các loại giấy tờ, người ở nhờ cần sắp xếp các giấy tờ này thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để nộp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định theo quy định của pháp luật. Người chuẩn bị hồ sơ cần chú ý thực hiện theo đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để tránh mất thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nhiều lần cũng như có thể bị cơ quan này từ chối hồ sơ đăng ký thương trú. Theo Khoản 3 Điều 21 Luật cư trú năm 2020, hồ sơ để thực hiện việc đăng ký thường trú đối với công dân có nơi ở nhờ hợp pháp gồm các loại giấy tờ như sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định: cụ thể gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, trong đó có ghi rõ thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng
Hợp đồng cho ở nhờ để đăng ký thường trú
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng cho ở nhờ để đăng ký thường trú“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà