Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là gì ?

by Trương Mỹ Linh

Với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc xuất – nhập khẩu hàng hóa qua các nước khác ngày càng phổ biến và rộng rãi. Để việc xuất – nhập khẩu diễn ra thuận lợi nhất thì việc tồn tại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã không còn xa lại với chúng ta nữa. Tuy nhiên, không có một quy định cụ thể nào cho định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là gì? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp cho quý bạn đọc những thắc mắc đó !

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là gì ?

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là gì ?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại
  • Luật Dân sự

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là gì?

Căn cứ vào Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Đồng thời, tại Điều 430, Bộ luật Dân sự 2015 cũng đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”.

Tiếp theo, dựa vào Điều 3, Luật Thương mại 2005, quy định: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.

Dựa theo quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự có thể thấy:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau và đặt ra nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu và thanh toán cho bên bán và bên mua trong hợp đồng.

>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những nội dung chính sau đây

1.Các bên tham gia hợp đồng: Xác định các bên tham gia hợp đồng (người mua / người bán), tên của các công ty, trụ sở chính và tên của các đại diện tương ứng.

2.Bản chất của hợp đồng:

– Xác định mục tiêu của hợp đồng (sản phẩm hoặc dịch vụ).

– Mô tả các khía cạnh kỹ thuật, số lượng, khối lượng, trọng lượng và cuối cùng là chế độ đóng gói, thêm những nhu cầu người mua có thể cung cấp thêm các yêu cầu của mình.

3. Phương thức vận chuyển:

– Chỉ định phương thức vận chuyển phù hợp với tính chất của hàng hóa, điểm đến và an ninh.

– Tùy thuộc vào Điều khoản Thương mại Quốc tế, nghĩa vụ tương ứng của các bên ký kết được nêu.

4. Giá cả và phương thức thanh toán:

– Chỉ định giá bằng tiền hoặc ngoại hối của bạn (rủi ro tỷ giá hối đoái được bao gồm).

– Giá đi kèm với Điều khoản Thương mại Quốc tế xác định phân phối chi phí vận chuyển, thuế hải quan, bảo hiểm và thời gian chuyển nhượng tài sản.

– Giá của hàng hóa sẽ được xác định (đơn giá và tổng giá).

– Cung cấp một mã giải quyết cung cấp bảo mật tối đa cho người bán.

– Xuống thanh toán tạm ứng đảm bảo đơn hàng.

– Trong trường hợp tín dụng chứng từ, người bán lưu ý đến nhu cầu mở

– Phạt tiền, nếu luật pháp cho phép, một lý do để bảo lưu quyền sở hữu có thể được đưa vào hợp đồng.

5. Phương thức giao hàng:

– Chỉ định ngày, địa điểm tải và giao hàng.

– Xác định chi tiết theo ngày hợp đồng có hiệu lực: tôn trọng thời hạn giao hàng là một trong những nghĩa vụ chính của người bán. Người ta phải cung cấp và áp đặt trước áp chót cho sự chậm trễ.

6. Các trường hợp bất khả kháng: Chỉ ra bất khả kháng cho các sự kiện không lường trước được.

7. Các hình thức đảm bảo hợp đồng: Xác định nghĩa vụ của hai bên liên quan đến bảo lãnh.

8. Thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý: Chỉ định luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp pháp lý.

9. Lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng: Chỉ định ngôn ngữ của hợp đồng, phải được cả hai bên nắm vững. Tuy nhiên, phải chú ý đến các vấn đề dịch thuật.

>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?

Nghĩa vụ các bên trong hợp đồng

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được các định dựa trên cơ sở các điều khoản do chính các bên đã thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì được dựa trên cơ sở luật áp dụng.

Nghĩa vụ của người bán

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính quốc tế, người bán có những nghĩa vụ cơ bản sau:

+ Nghĩa vụ giao hàng phải phù hợp với quy định của hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

+ Người bán phải giao đúng địa điểm và thời hạn.

+ Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa.

+ Nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa

+ Ngoài những nghĩa vụ cơ bản trên, trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quy định người mua hoặc đại diện của người mua kiểm tra chất lượng của hàng hóa trước khi giao hàng thì người bán có nghĩa vụ phải bảo đảm cho người mua hoặc đại diện của người mua tham gia kiểm tra hàng hóa.

Nghĩa vụ của người mua

Bên mua có nghĩa vụ cơ bản sau:

+ Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán theo thời hạn được hợp đồng quy định, tức là phải áp dụng các biện pháp và tuân thủ được hợp đồng hay luật pháp quy định để thực hiện thanh toán

+ Người mua có nghĩa vụ phải nhận hàng đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng, tức là phải thực hiện mọi hành vi để người bán có thể thực hiện giao hàng theo quy định của hợp đồng.

+ Ngoài hai nghĩa cơ bản nói trên, người mua còn có một số nghĩa vụ khác như kiểm tra chất lượng hàng hóa trước thời điểm giao hàng nếu trong hợp đồng có sự thỏa thuận của các bên.

Các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Sau đây là những điều khoản Doanh nghiệp cần lưu ý trong soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nếu không, doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro pháp lý.

Điều khoản tên hàng

Tên hàng là một trong những điều khoản quan tọng, không thể thiếu nhằm xác định đối tượng cụ thể của hợp đồng, giúp các bên phân biệt rõ với sản phẩm khác, tránh được các yếu tố có thể dẫn đến tranh chấp sau này.

Có nhiều cách thưc để quy định tên hàng: tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học. Các bên trong hợp đồng có thể quy định tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng hóa đó nếu tên địa phương ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như nước mắm Phú Quốc.

Điều khoản về số/trọng lượng

Khi quy định về số lượng, điều đầu tiên là các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý là phải có sự thống nhất về đơn vị tính số lượng của hàng hóa. Bởi lẽ trong kinh doanh quốc tế, người ta áp dụng nhiều loại hệ thống đo lường khác nhau như đơn vị đo chiều dài, đơn vị đo diện tích…

Đối với trọng lượng, có thể xác định trọng lượng theo trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh hoặc trọng lượng thương mại…

Điều khoản chất lượng

Điều khoản chất lượng là điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều khoản này cần được quy định cụ thể để tránh tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Có nhiều cách quy định phẩm chất, chất lượng trong hợp đồng như quy định chất lượng theo tiêu chuẩn, theo mẫu, theo mô tả…

Về mặt pháp lý, điểm nhấn mấu chốt cần lưu ý trong khi soạn thảo điều khoản chất lượng là: quy định về việc kiểm tra chất lượng ở bến đến và bến đi…

Điều khoản về giá cả

Cần quy định đồng tiền tính giá, phương pháp quy định mức giá, phương pháp quy định mức giá…

Đồng tiền tính giá: có thể tính bằng đồng tiền của nước người bán, của nước người mua, hay của nước thứ ba khác do các bên thỏa thuận.

Phương pháp định giá:

– Giá xác định ngay: quy định vào lúc ký kết hợp đồng.

– Giá quy định sau: được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.

– Giá có thể xem xét lại là giá quy định trong hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu vào lúc giao hàng, hàng hóa có sự biến động đến một mức nhất định.

– Giá di động hay giá trượt là giá cả được tính toán khi thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu có tính đến những biến động về chi phí sản xuất trong kỳ thực hiện hợp đồng.

Điều khoản thanh toán

– Đồng tiền thanh toán có thể giống hoặc khác với đồng tiền tính giá. Khi hai đồng tiền này khác nhau cần xác định tỷ giá quy đổi hai đồng tiền này, trong đó đặc biệt lựa chọn tỷ giá của công cụ thanh toán nào, tỷ giá mua vào hay bán ra…

– Thời hạn thanh toán: thanh toán trước giao hàng, ngay khi giao hàng và sau khi giao hàng.

– Phương thức thanh toán: phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức chuyển tiền, phương thức chuyển khoản…

– Điều kiện đảm bảo hối đoái do các bên thỏa thuận để tránh tổn thất có thể xảy ra kho các đồng tiên sụt giá hoặc tăng giá.

– Chứng từ thanh toán: các bên nên quy định rõ việc người bán phải cung cấp cho ngươi mua những chứng từ chứng minh đã giao hàng cho người vận tải như hai bên đã thỏa thuận: hối phiếu, vận đơn, hóa đơn bán hàng, bảng kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ…

Điều khoản về đóng gói/bao bì

Trong điều khoản này, các bên thường thỏa thuận với nhau về yêu cầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì….

Điều khoản về giao hàng

Nội dung của điều khoản giao hàng là việc xác định thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng và thông báo giao hàng. Điều khoản này quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của người mua và người bán trong hợp đồng.

Ngoài ra các bên cũng nên thỏa thuận thống nhất về phương thức giao hàng.

Điều khoản về bảo hành

– Thời hạn bảo hành: cần quy định rõ ràng.

– Nội dung bảo hành: người bán cam kết trong thời hạn bảo hành, hàng hóa sẽ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với quy định của hợp đồng…

>> Xem thêm: Hợp đồng cho thuê nhà song ngữ Anh Việt

Điều khoản về ngôn ngữ sử dụng ưu tiên

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được soạn thảo theo hai thứ tiếng: Tiếng Anh và Tiếng Việt. Vì cách giải thích thuật ngữ trong hai ngôn ngữ khác nhau, nên cần quy định bản hợp đồng nào sẽ có giá trị cao hơn.

Điều khoản giải quyết tranh chấp

Cần lựa chọn rõ nếu có tranh chấp thì sẽ lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào. Nếu lựa chọn trọng tài thì cần xác định tổ chức trọng tài nào, địa điểm, phân định chi phí, cam kết của các bên…

Điều khoản luật áp dụng

Đây là điều khoản quan trọng giúp các bên có cơ sở xác định quyền, nghĩa vụ chưa được quy định trong hợp đồng.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là gì ? . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Quy định về hợp đồng xây dựng

Quy định về hợp đồng lao động

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488