Thủ tục thành lập công ty truyền thông

by Luật Đại Nam

Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi công dân tích cực nắm bắt thông tin để theo kịp thời đại. Ngành truyền thông cũng theo đó mà phát triển, thực hiện hoạt động kinh doanh như quảng cáo, tổ chức sự kiện hoặc tổ chức các chương trình truyền hình,… Với dịch vụ truyền thông, các phương tiện truyền thông luôn chiếm được sự chú ý của người tiêu dùng. Từ đây các công ty truyền thông “thi nhau” thành lập với hoạt động kinh doanh truyền thông đa dạng và rộng mở. Bên cạnh đó, các chủ thể sở hữu cũng cần nắm bắt và thực hiện đúng thủ tục thành lập công ty truyền thông để tránh những sai sót khi tiến hành tham gia hoạt động công ty.

thành lập công ty truyền thông

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thủ tục Thành lập công ty truyền thông

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty truyền thông

 Hồ sơ thành lập công ty truyền thông, bao gồm: 

  • 01 Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
  • 01 Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • 01 Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • 01 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

+ Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân

+ Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức

  • 01 Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
  • 01 Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ
  • 01 Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • 01 Thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp

Bước 2: Nhận kết quả và thực hiện thủ tục sau thành lập.

  • Khắc con dấu công ty: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp;

Thời gian thực hiện: 01 ngày.

  • Công bố mẫu dấu: Sau khi có con dấu để con dấu có hiệu lực và được sử dụng cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Thời gian thực hiện: 01 ngày.

  • Nộp thuế: Tiến hành kê khai thuế ban đầu; Đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử; Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài; Nộp phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (trước đây là đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp)

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Xin giấy phép hoạt động đối với những ngành nghề có điều kiện

Nếu công ty truyền thông kinh doanh những hoạt động không có điều kiện thì có thể tiến hành hoạt động kinh doanh ngay. Đối với trường hợp công ty cung cấp những dịch vụ có yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục xin phép hoạt động trước khi bắt đầu hoạt động.

Một số lưu ý khi thực hiện xin giấy phép tổ chức sự kiện

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp thì công ty có thể tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng dịch vụ tổ chức sự kiện hoặc quảng cáo với khách hàng. Tuy nhiên với mỗi lần tổ chức sự kiện cho khách hàng thì công ty truyền thông phải tiến hành xin giấy phép tổ chức sự kiện.

Hồ sơ xin giấy phép tổ chức sự kiện thông thường sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  • 01 Đơn xin cấp phép
  • 01 Nội dung chương trình như thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
  • 01 Hợp đồng giữa công ty truyền thông và công ty sử dụng dịch vụ
  • 01 Giấy phép đăng ký kinh doanh của cả 2 công ty
  • 01 Hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện
  • 01 Giấy ủy quyền của khách hàng cho đơn vị tổ chức sự kiện

Ngoài ra đối với một số trường hợp cụ thể như tổ chức họp báo, biểu diễn thời trang, biểu diễn ca nhạc, thì phải bổ sung thêm một số giấy tờ cụ thể khác. Như đối với tổ chức chương trình diễn thời trang thì phải có: danh sách người mẫu; hình mẫu trang phục sẽ trình diễn….

Dịch vụ thành lập công ty truyền thông tại Luật Đại Nam 

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn trong quá trình thành lập công ty. Với dịch vụ tiện ích và tiết kiệm sẽ là lựa chọn tốt.

– Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tên công ty, vốn,…

– Xử lý các vấn đề thủ tục nhanh chóng giúp việc thành lập trở lên dễ dàng hơn.

– Giải đáp mọi vấn đề pháp lý có liên quan.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488