Thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa các tỉnh được pháp luật quy định như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
Địa giới hành chính
Địa giới hành chính là thuật ngữ chỉ ranh giới phân chia các đơn vị hành chính, đó là cơ sở pháp lý để xác định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở địa phương. Địa giới hành chính được xác định dựa trên các mốc giới cụ thể, thể hiện tọa độ vị trí của các mốc đó. Trong hệ thống hành chính, có 4 cấp địa giới hành chính chính: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Đơn vị hành chính chỉ được xác lập ở 3 cấp tỉnh – huyện – xã, và địa giới hành chính là căn cứ để phân định ranh giới theo mặt địa lý và tự nhiên, được thể hiện bằng các mốc địa giới có tọa độ vị trí.
Mỗi đơn vị hành chính là một thực thể trong hệ thống hành chính Nhà nước và có đặc điểm riêng về mặt địa lý và dân số. Trong quản lý nhà nước, việc xác định không gian tác động của quản lý là rất quan trọng. Nói cách khác, mỗi đơn vị hành chính cần phải có giới hạn rõ ràng về không gian và địa bàn cụ thể.
Vì vậy, việc xác định địa giới hành chính là cực kỳ quan trọng. Đó chính là quá trình phân định ranh giới giữa các đơn vị hành chính, trong đó có đơn vị hành chính cấp huyện. Việc này được thực hiện thông qua việc đánh dấu các mốc giới theo quy định của pháp luật, nhằm phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở địa phương.
> Xem thêm: Giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa các tỉnh
Căn cứ Khoản 4 Điều 29 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Địa giới hành chính
…
4. Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
b) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.
Như vậy, nếu như hai tỉnh không tự giải quyết được địa giới hành chính đang tranh chấp, thì báo cáo lên Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM