Tranh chấp thừa kế tài sản nhà đất thuộc sở hữu chung

by Vũ Khánh Huyền

Việc giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản nhà đất thuộc sở hữu chung có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các bên. Tranh chấp thừa kế tài sản đang càng ngày càng phổ biến đặc biệt là tài sản nhà đất thuộc sở hữu chung, để hiểu rõ hơn mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Tranh chấp thừa kế tài sản nhà đất thuộc sở hữu chung

Tranh chấp thừa kế tài sản nhà đất thuộc sở hữu chuài s

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai
  • Luật Hôn nhân và gia đình

Các trường hợp tài sản thừa kế là phần nhà đất thuộc sở hữu chung

Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và hướng dẫn tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, những trường hợp sau đây nhà đất là tài sản chung của vợ chồng, cụ thể:

Quyền sử dụng đất:

  • Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua các hình thức như Đất được Nhà nước giao, được Nhà nước cho thuê đất, đất nhận chuyển nhượng, đất được thừa kế chung, tặng cho chung.
  • Quyền sử dụng đất là tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

Đối với nhà ở:

  • Nhà ở được mua bằng tiền của vợ chồng.
  • Nhà ở được tặng cho chung, thừa kế chung.
  • Nhà ở là tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

Nhà đất là tài sản chung của hộ gia đình sử dụng đất

Căn cứ theo Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 hộ gia đình sử dụng đất phải đủ các điều điện sau:

  • Có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
  • Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất
  • Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung…

Nhà đất của nhiều người cùng nhau góp tiền nhận chuyển nhượng mà không phải là thành viên trong hộ gia đình hoặc vợ chồng

Hai hoặc nhiều người cùng góp tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và nhà ở. Khi đó Căn cứ theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013:

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người đó.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Cách xác định tài sản là phần nhà đất thuộc sở hữu chung

  • Đối với nhà đất là tài sản chung của vợ chồng, căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì được chia đôi.
  • Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
  • Phần quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở khi chung với nhiều người khác được xác định theo phần. Họ có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Đối với các tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.
  • Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án

Bước 2: Thụ lý vụ án

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
  • Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ

Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm:

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp thừa kế tài sản nhà đất thuộc sở hữu chung”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm

Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?

Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488