Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

by Hồng Hà Nguyễn

Bạn đã biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Cùng tìm hiểu với Luật Đại Nam qua bài viết dưới đây.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015
  • Luật Trọng tài thương mại 2010

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định:

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Bên cạnh đó, tại Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có nêu:

Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.

Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại là Trọng tài thương mại hoặc Tòa án có thẩm quyền (trong đó có Tòa án Việt Nam).

Vậy, khi phát sinh trong chấp trong lĩnh vực thương mại, nếu các bên có thỏa thuận Trọng tài là cơ quan giải quyết thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài thương mại, nếu các bên không có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

Ưu và nhược điểm của phương án giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Ưu điểm

Khác với tòa án là có hai cấp xét xử thông thường là sơ thẩm và phúc thẩm, ngoài ra Tòa án có xét xử đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm; thì trọng tài chỉ có một cấp xét xử. Do đó, quyết định của trọng tài là chung thẩm. Quyết định này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên; các bên không thể kháng cáo hay kháng nghị  như xét xử tại Tòa án.

Xét xử theo phương thức trọng tài là do các bên thỏa thuận lựa chọn và đứng đầu phiên xử là Hội đồng trọng tài xét xử vụ việc. Hội đồng trọng tài xét xử vụ việc là do các bên thỏa thuận lựa chọn; hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện. Vì vậy, trọng tài có thể theo dõi cuộc tranh chấp từ đầu đến cuối, có thể xâu chuỗi mọi sự kiện và đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Các bên có thể thoải mái hòa giải mà không bị gò bó như xét xử tại Tòa án.

Xét xử theo phương thức trọng tài cũng là hình thức xét xử kín, nhằm đảm bảo thông tin của các bên, không phải xét xử công khai. Các bên vẫn có thể thực hiện giao dịch mà không lộ thông tin kinh doanh ra ngoài, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Việc xét xử bằng trọng tài đảm bảo được bí mật cao; tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương các mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có.

Các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn một trọng tài dựa trên trình độ, năng lực; sự hiểu biết vững vàng của họ về thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt.

Hoạt động trọng tài xét xử liên tục do đó tiết kiệm thời gian; chi phí, tiền bạc cho doanh nghiệp; giải quyết bằng trọng tài thể hiện tính năng động, linh hoạt.

Hiện nay, việc áp dụng giải quyết bằng trọng tài thương mại cũng ngày một phát triển hơn.

> Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng có những khó khăn, trở ngại khó tránh khỏi đó là:

Vì đẩy cao tính hợp tác và tự hòa giải của các bên nên kết quả của cuộc giải quyết phụ thuộc vào thái độ; thiện chí của các bên tranh chấp. Nếu các bên quá cứng nhắc thì rất khó để làm việc và dẫn đến đưa ra Tòa để giải quyết.

Đa phần doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng hình thức trọng tài.

Khi có quyết định trọng tài, việc thực thi quyết định lại phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của các bên vì tính cưỡng chế ở đây kém.

Trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp; đặc biệt là những tranh chấp phức tạp; về những vấn đề như: xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng… Do trọng tài không có bộ máy giúp việc và có cơ quan thi hành; cưỡng chế như Tòa án nên có rất nhiều trường hợp; Trọng tài khó lấy được thông tin cá nhân nếu như bên đó không hợp tác.

Ngoài ra, phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu tòa án xem xét lại. Phán quyết trọng tài có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu của một bên. Đây chính là lý do lớn nhất cho việc giải quyết bằng trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết các tranh chấp.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488