Chi phí hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại có giá ngạch tại Tòa án là bao nhiêu?

by Hồng Hà Nguyễn

Mức chi phí hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án là bao nhiêu? Ai có nghĩa vụ phải nộp chi phí và nộp cho cơ quan nào?

Chi phí hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại có giá ngạch tại Tòa án là bao nhiêu?

Chi phí hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại có giá ngạch tại Tòa án là bao nhiêu?

Chi phí hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại có giá ngạch tại Tòa án là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP có quy định chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Chi thù lao cho Hòa giải viên, chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải (chi văn phòng phẩm, nước uống, cước phí bưu chính, viễn thông phục vụ trực tiếp việc hòa giải);

Các chi phí quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

Đối với vụ việc hòa giải, đối thoại còn lại, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:

Chi phí khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê địa điểm và chi phí khác trực tiếp phục vụ việc hòa giải, đối thoại theo thực tế phát sinh;

Chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại có trụ sở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê trang thiết bị, máy móc hoặc chi thuê đơn vị, tổ chức có chức năng để phục vụ xem xét hiện trạng tài sản;

Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: chi phí thuê người biên dịch, thuê người phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về mức thu chi phí hòa giải tại Tòa án như sau:

Mức thu cho việc chi thù lao của Hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch tại Tòa án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định này là 2.000.000 đồng/01 vụ việc.

Mức thu để chi các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này xác định như sau:

Đối với các khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định: Mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Đối với các khoản chi khác: Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.

Theo đó, mức chi thù lao cho Hòa giải viên, chi phí hành chính phục vụ việc hòa giả hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại có giá ngạch tại Tòa án là 2.000.000 đồng/01 vụ việc.

Ngoài ra, còn một số mức chi khác gồm

Chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại có trụ sở theo quy định bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê trang thiết bị, máy móc hoặc chi thuê đơn vị, tổ chức có chức năng để phục vụ xem xét hiện trạng tài sản;

Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài theo quy định bao gồm: chi phí thuê người biên dịch, thuê người phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại.

> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Ai có nghĩa vụ nộp chi phí hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ nộp chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Điều 3 Nghị định này theo tỷ lệ do các bên thỏa thuận.

Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Điều 3 Nghị định này với tỷ lệ như nhau.

Theo đó, nghĩa vụ nộp chi phí hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án do các bên thỏa thuận tỷ lệ. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì các bên có nghĩa vụ nộp chi phí với tỷ lệ như nhau.

Cơ quan thu chi phí hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về cơ quan thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án tổ chức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Theo đó, cơ quan thu chi phí hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án là Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488