Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử

by Hồng Hà Nguyễn

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử được quy định như thế nào? Thương mại điện tử là nguồn lực quan trọng giúp nhà bán lẻ mở rộng quy mô kinh doanh. Đối với một số doanh nghiệp, thương mại điện tử là phương tiện hiệu quả nhất để tiếp cận thị trường. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Mô hình B2B (Business to Business) 

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business-to-Business) là hình thức kinh doanh trực tuyến dành cho việc giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. Nó tạo nên mối quan hệ kinh doanh giữa các công ty và chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường thương mại điện tử toàn cầu. Theo dữ liệu từ Statista, doanh số thương mại điện tử B2B toàn cầu dự kiến đạt khoảng 21,8 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Đây là một con số ấn tượng cho thấy mô hình B2B đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh trực tuyến trên thế giới.

Mô hình B2C (Business to Consumer)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C (Business-to-Customer) là mô hình kinh doanh trực tuyến phổ biến thứ hai, liên quan đến việc doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng. Trong mô hình này, khách hàng thu thập thông tin, mua các sản phẩm hữu hình hoặc vô hình và sử dụng chúng, trở thành người tiêu dùng cuối cùng.

Tại Việt Nam, trong vài năm trước, mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C có vẻ chưa phát triển mạnh mẽ, không xuất hiện một website thương mại điện tử nào thực sự đứng đầu. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, đã xuất hiện những doanh nghiệp tiên phong và tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng người dùng trong nước. Cụ thể, các trang web như thegioididong.com và dienmayxanh.com đã đi đầu và đạt được sự thành công đáng kể.

Hiện nay, sàn thương mại điện tử đang trở thành xu hướng phổ biến và ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Trong lĩnh vực B2C, các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Lazada mall, Shopee mall, và Shopee Brands đã trở thành những nơi hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường và tiếp cận người tiêu dùng một cách hiệu quả.

Mô hình B2G (Business to Government)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2G (Business to Government) là hình thức giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp và chính phủ hoặc khối hành chính công. Nó liên quan đến việc sử dụng Internet để thực hiện các giao dịch mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan đến chính phủ. Các doanh nghiệp hiện nay đang cung cấp cho chính phủ những sản phẩm và dịch vụ như: phần mềm quản lý tài chính, hệ thống quản lý nhân sự và đào tạo, giải pháp an ninh thông tin, hệ thống quản lý dự án và công trình, công nghệ trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu.

Mô hình G2B (Government to Business)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử G2B (Government-to-Business) là hình thức giao dịch trực tuyến giữa chính phủ và doanh nghiệp. Đây là một trong ba yếu tố chính của chính phủ điện tử. Thương mại điện tử G2B thường không tập trung vào giao dịch thương mại mà chủ yếu liên quan đến việc cung cấp thông tin về luật pháp, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp thông qua Internet.

Các sản phẩm và dịch vụ mà chính phủ hiện đang cung cấp cho doanh nghiệp, gồm:

  • Hệ thống cấp phép kinh doanh trực tuyến.
  • Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp.
  • Hệ thống mua sắm công cộng.
  • Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.
  • Quy định và tiêu chuẩn cho doanh nghiệp.

Trong mô hình này, chính phủ đóng vai trò cung cấp các thông tin và dịch vụ hành chính công cho doanh nghiệp, giúp họ dễ dàng tiếp cận và thực hiện các thủ tục công việc một cách thuận tiện qua Internet. Thương mại điện tử G2B đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ thuật số của các hoạt động chính phủ và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tương tác với cơ quan chính phủ.

>> Xem thêm: Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Mô hình C2C (Consumer to Consumer)

Mô hình thương mại điện tử C2C là hình thức giao dịch trực tuyến giữa các người tiêu dùng với nhau. Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất tính đến hiện tại. Mô hình này thường được thể hiện thông qua các sàn thương mại điện tử hoạt động dưới dạng bán đấu giá trực tuyến, trao đổi rao vặt sản phẩm trên mạng và các giao dịch trực tuyến khác. Hiện nay, mô hình C2C thường thấy gồm : sàn thương mại điện tử, Facebook marketplace, các group bán hàng trên Facebook, các trang đăng bán hàng như Chợ Tốt…

Các người tiêu dùng tham gia vào mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C có thể mua bán, trao đổi và chia sẻ sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau qua các nền tảng trực tuyến. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C cung cấp sự linh hoạt và tiện lợi cho người tiêu dùng, giúp họ tiếp cận các sản phẩm đa dạng và có cơ hội giao dịch trực tiếp với những người khác trong cộng đồng trực tuyến.

Mô hình C2B (Consumer to Business)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2B là mô hình kinh doanh, trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và doanh nghiệp tiêu thụ giá trị đó. Mô hình này đảo ngược vị trí truyền thống giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, khiến người tiêu dùng trở thành nguồn cung cấp giá trị cho doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488