Trình tự giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp

by Hồ Hoa

Trình tự giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Trình tự giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp

Trình tự giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Thế nào là tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp?

Tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp là những mâu thuẫn, những bất đồng giữa các cá nhân, tổ chức trong công ty phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp gồm:

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Các tranh chấp nội bộ thường gặp:

Thứ nhất, tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty:

Tranh chấp này xảy ra chủ yếu liên quan đến tranh chấp giữa thành viên/cổ đông không góp đủ vốn theo cam kết góp/đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tranh chấp định giá tài sản khi góp vốn, không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn; tranh chấp về quyền và lợi ích, phân chia lợi nhuận.

Thứ hai, tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần:

Là tranh chấp phát sinh từ quyết định của ĐHĐCĐ như không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì cho rằng những quyết định này không công bằng, không hợp pháp gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các cổ đông. Các tranh chấp này thường xảy ra khá gay gắt. Khi tranh chấp xảy ra, các bên lại không biết nên xử lý ra sao khiến cho tranh chấp ngày càng gay gắt, phức tạp hơn.

Thứ ba, tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau:

Thông thường tranh chấp các vấn đề về chọn người đại diện theo pháp luật, các tranh chấp gắn liền với quyền và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông trong công ty.

Trình tự giải quyết tranh chấp

Trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, có thể áp dụng các bước sau đây: 

Bước 1: Điều tra và thu thập thông tin về tranh chấp.

Trước khi giải quyết tranh chấp, công ty cần tìm hiểu kỹ về các vấn đề tranh chấp, xem xét tất cả các tài liệu liên quan để đưa ra quyết định chính xác. Các bên liên quan cần cung cấp đầy đủ thông tin và chứng cứ để giúp cho việc giải quyết tranh chấp được diễn ra một cách minh bạch và công bằng nhất.

 Bước 2: Thử giải quyết tranh chấp bằng đàm phán.

Sau khi thu thập thông tin, các bên liên quan có thể thử giải quyết tranh chấp bằng cách đàm phán trực tiếp để đạt được một thoả thuận. Đây là cách tiết kiệm thời gian và chi phí, và đôi khi còn giúp tăng cường mối quan hệ giữa các bên liên quan. 

Bước 3: Sử dụng sự trung gian của một bên thứ ba độc lập.

Nếu các bên không thể giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, công ty có thể sử dụng sự trung gian của một bên thứ ba độc lập như một trọng tài hoặc một nhà giám định. Trọng tài hoặc nhà giám định sẽ xem xét các chứng cứ và đưa ra quyết định cuối cùng về tranh chấp. 

Bước 4: Áp dụng các biện pháp pháp lý.

Nếu không có cách nào giải quyết tranh chấp, công ty có thể áp dụng các biện pháp pháp lý như khởi kiện để đưa ra quyết định cuối cùng. 

Trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, quan trọng nhất là tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan và đưa ra quyết định công bằng để bảo vệ lợi ích của công ty.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS, điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 thì các bên có thể khởi kiện ra TAND cấp tỉnh để giải quyết tranh chấp.

Hồ sơ khởi kiện gồm: đơn khởi kiện kèm theo bản sao y các loại giấy tờ chứng minh nhân thân và các tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện

Phương thức nộp:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi qua đường bưu điện
  • Gửi trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Xem thêm: Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp trong doanh nghiệp ở của Luật Đại Nam

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp;
  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp;
  • Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Đại diện cho doanh nghiệp để đàm phán với các bên liên quan để đàm phán nhằm đưa ra phương án giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;
  • Tư vấn, đại diện Quý Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện Quý Khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài;

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Trình tự giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488