Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế

by Hồ Hoa

Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế

Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại 2005
  • Luật Trọng tài thương mại 2010
  • Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Khái niệm tranh chấp hợp đồng kinh tế

Tranh chấp hợp đồng được định nghĩa là mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên có quan hệ hợp đồng với nhau, liên quan đến việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc thực hiện không đúng theo hợp đồng đã ký kết. Kiểu tranh chấp này cũng có thể hiểu là ý kiến bất đồng của các bên trong quá trình đánh giá hành vi vi phạm hoặc phương pháp giải quyết các hậu quả phát sinh từ hành vi đó.

Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế thường được các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại Trọng tài do các ưu điểm nhanh gọn của Quy trình tố tụng trọng tài. Vậy đối với các hợp đồng trong kinh doanh khác thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng của Tòa án được xác định như thế nào?

  • Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Căn cứ Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện/quận như sau:

+ Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm “Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;”

+ Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những “Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này”

  • Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Căn cứ Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Tòa án nơi cư trú của bị đơn hoặc Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng theo yêu cầu của nguyên đơn.

Khởi kiện tranh chấp hợp đồng tại Tòa án khá lâu, thông thường với thủ tục sơ thẩm sẽ mất từ 6 – 9 tháng và phúc thẩm khoảng 4 – 6 tháng. Quý vị lưu ý là cách đánh giá chứng cứ, cách chấp thuận các chi phí tố tụng khác như phí thuê luật sư, phiên dịch,… của Tòa án và Trọng tài là khác nhau, quy trình tố tụng và tranh luận cũng khác nhau nên doanh nghiệp bạn không nên để gặp bất lợi trong khởi kiện tranh chấp hợp đồng chỉ vì không nắm rõ quy trình tố tụng. Công ty Luật Trí Nam luôn sẵn sàng trợ giúp và đồng hành cùng thân chủ trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dù khởi kiện ở bất cứ địa phương nào.

Xem thêm: Nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán nào?

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

  • Tôn trọng sự tự nguyện, thỏa thuận giữa đôi bên: Các bên tranh chấp được quyền tự do lựa chọn cơ sở giải quyết tranh chấp, quy định áp dụng và phương án giải quyết phù hợp (được ghi nhận trong hợp đồng). Nguyên tắc này cho thấy quyền tự do đàm phán, thảo luận của các bên trong hoạt động kinh tế thương mại luôn được đảm bảo.
  • Bình đẳng trước pháp luật: Các bên liên quan đều có quyền bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật, đồng thời có quyền đưa ra yêu cầu cá nhân đối với cơ quan giải quyết tranh chấp.
  • Tôn trọng chứng cứ hợp pháp: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng cuối cùng là dựa trên sự minh bạch của chứng cứ, tuân thủ quy định của pháp luật được công bố bởi Tòa án nhân dân tối cao.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bao gồm quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án

Đơn khởi kiện sẽ được nộp kèm theo tài liệu và các minh chứng hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo một trong các hình thức như sau:

  • Nộp đơn trực tiếp đến Tòa án.
  • Gửi theo đường bưu chính.
  • Gửi theo hình thức online qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ việc

Tòa án sẽ tiến hành xem xét và thẩm định vụ việc, tổng hợp tài liệu, chứng cứ cần thiết sau khi nhận được văn bản khởi kiện. Nếu xét thấy vụ việc thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho nguyên đơn biết để nộp tiền tạm ứng án phí.

Sau khi nhận được thông báo nộp phí từ Tòa án, trong thời hạn 15 ngày đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tiếp theo, nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ việc sau khi nhận được biên lai này.

Bước 3: Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án

  • Kể từ ngày thụ lý vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng. Với các vụ án có tính chất phức tạp và nhiều trở ngại khách quan hơn thì Chánh án có thể gia hạn thêm thời gian nhưng không được quá 2 tháng.
  • Nếu có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ khi quyết định tiếp tục giải quyết vụ án có hiệu lực.

Bước 4: Xét xử sơ thẩm vụ án

Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 1 tháng Tòa án sẽ phải mở phiên tòa. Nếu có lý do khách quan chính đáng thì có thể kéo dài thời hạn nhưng không được quá 30 ngày.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488