Tranh chấp chuyển nhượng cổ phần là gì ?

by Hồ Hoa

Tranh chấp chuyển nhượng cổ phần là gì ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Tranh chấp chuyển nhượng cổ phần là gì ?

Tranh chấp chuyển nhượng cổ phần là gì ?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
  • Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015

Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 cho phép: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”.

Thực tế, luật pháp chưa có định nghĩa cụ thể về việc chuyển nhượng cổ phần, nhưng căn cứ vào những quy định của pháp luật có thể hiểu chuyển nhượng cổ phần bản chất là quan hệ mua bán, cho tặng cổ phần giữa cổ đông của công ty với người khác. Là việc làm thay đổi số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ cho người khác thông qua việc mua bán, cho tặng, thừa kế…

Việc chuyển nhượng cổ phần là tự do, trừ các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng khác được và không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty, nhưng phải tuân theo những quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.

Xem thêm: Nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán nào?

Thế nào là tranh chấp chuyển nhượng cổ phần?

Trong quá trình chuyển nhượng cổ phần, vì nhiều nguyên nhân, giữa các bên phát sinh mâu thuẫn đưa đến những xung đột lợi ích cùng nhau.  Những xung đột này gọi là tranh chấp chuyển nhượng cổ phần.  Trên thực tế, hiện nay tranh chấp chuyển nhượng cổ phần xảy ra khá nhiều, thậm chí dẫn đến những kiện tụng cùng nhau. Vì tranh chấp  chuyển nhượng cổ phần là dạng tranh chấp phổ biến trong tranh chấp cổ phần thường gặp và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cũng là  một loại hợp đồng kinh tế, nên tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cũng được phép thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài thương mại hay tòa án, nhưng không được trái với quy định tại điều lệ công ty.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Một số bản án về tranh chấp chuyển nhượng cổ phần

Bản án số 03/2020/KDTM-ST ngày 15/01/2020 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa – thành phố Hà Nội về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán cổ phần”.

Công ty Y thực hiện cổ phần hóa và chào bán cổ phần, bà N đã tự nguyện mua 10.500 cổ phần của Công ty Y thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với tổng số tiền là hơn 109 triệu đồng. Năm 2010, Công ty Y đã cấp “Giấy chứng nhận nộp tiền mua cổ đông”, bà đã nhiều lần yêu cầu Công ty Y ghi nhận tư cách cổ đông nhưng đến nay (hơn 10 năm kể từ ngày mua) việc cổ phần hóa của Y đã không thành công. Vì vậy, bà N khởi kiện công ty hoàn trả số tiền bà đã mua cổ phần và yêu cầu trả lãi cho khoản tiền trên. Tòa xét xử tuyên bố chấm dứt hiệu lực Hợp đồng mua bán cổ phần giữa bà N bới Công ty và Ngân hàng, buộc hoàn trả tiền cho bà N.

Bản án số 607/2019/KDT-PT ngày 02/07/2019 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng góp vốn”.

Công ty H và Công ty Đ ký Hợp đồng góp vốn hợp tác xây dựng dự án khu cao ốc căn hộ. Theo đó, Công ty H đưa cho Công ty Đ số tiền 10 tỷ đồng. Công ty Đ sẽ giao cho Công ty H 10 GCNQSDĐ đứng tên cá nhân để làm tài sản bảo đảm. Hết hạn hợp đồng, hai bên gia hạn Hợp đồng, giữ nguyên số tiền 10 tỷ đồng nhưng rút xuống còn 06 GCNQSDĐ. Thực hiện Hợp đồng này, Công ty Đ chỉ trả lại 02 tháng rồi ngưng. Công ty H khởi kiện yêu cầu công ty Đ trả lại số tiền 10 tỷ đồng, lãi suất từ tháng 12/2010 đến 12/2018 lãi suất 9% tháng, số tiền là 7,2 tỷ. Tòa xét xử tuyên buộc Công ty Đ trả 10 tỷ cho Công ty H, Công ty H trả lại cho Công ty Đ 06 GCNQSDĐ.

Bản án số 121/2019/KDTM – PT ngày 22/10/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu”.

Năm 2007, ông Nguyễn Văn H – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty H ký hợp đồng chuyển nhượng 100% cổ phần với các ông N, S, L. Theo thỏa thuận trên, đến ngày 02/03/2007, ông đã chuyển 4 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty H. Ông N khởi kiện yêu cầu buộc ông H và công ty H hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho ông, công nhận ông là thành viên chính thức của Công ty H, được sở hữu hợp pháp số cổ phiếu tương đương 29% cổ phần vốn trong Công ty; Hủy hợp đồng chuyển nhượng 100% cổ phần với các ông C, T, P. Tòa xét xử tuyên Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông N; buộc ông H thanh toán cho ông N số tiền giải quyết hợp đồng vô hiệu.

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần;
  • Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp chuyển nhượng cổ phần là gì ? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488